27/04/2024 10:00 GMT+7

Cao su Việt Nam: Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trò phát triển bền vững của doanh nghiệp ngày càng được đề cao, không chỉ dừng ở các khuyến nghị mà đã trở thành các yêu cầu bắt buộc trong thương mại quốc tế.

Công nhân thu hoạch mủ trên vườn cây đã đạt Chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PFEC-FM của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng

Công nhân thu hoạch mủ trên vườn cây đã đạt Chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PFEC-FM của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng

Là một tập đoàn có quy mô lớn và ngày càng hội nhập sâu rộng, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của một doanh nghiệp phát triển bền vững là gắn liền ba khía cạnh: phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường - trách nhiệm với cộng đồng.

Phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng "xanh - bền vững"

Từ năm 2018, sau 5 năm triển khai chương trình phát triển bền vững, tập đoàn cho biết đã đạt được các kết quả tích cực. Đến nay, toàn tập đoàn có 32 công ty xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đạt 280.000 ha đáp ứng thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững; 18 thành viên được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế (VFCS/PEFC-FM) trên 118.336,86 ha rừng cao su và được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC cho 38 nhà máy.

Năm 2023, mặc dù thị trường có khó khăn nhưng theo số liệu của tập đoàn, toàn tập đoàn đã tiêu thụ được 76.312 tấn mủ cao su (năm 2022 là 48.100 tấn) và 2.444 ha cao su thanh lý được cấp chứng chỉ cho khách hàng (năm 2022 là 347 ha). Dự kiến năm 2024, toàn tập đoàn tiêu thụ khoảng 80.696 tấn mủ có chứng nhận VFCS/PEFC và 4.879 ha cao su thanh lý được cấp chứng chỉ cho khách hàng.

Lễ công bố chương trình phát triển bền vững

Lễ công bố chương trình phát triển bền vững

Kết quả nổi bật khác là từ năm 2019, tập đoàn đã tích cực triển khai đến các công ty thành viên thực hiện chứng nhận doanh nghiệp bền vững do Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam đánh giá, xếp hạng và công bố hằng năm. Kết quả, các công ty thành viên tập đoàn luôn đạt thứ hạng cao, có từ 16 - 18 công ty nằm trong Top 100 và 1 công ty duy trì trong Top 10.

Tập đoàn còn đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, tăng cường các giải pháp sản xuất sạch hơn, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm năng lượng, truyền thông, đào tạo về phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi người lao động và đầu tư an sinh xã hội.

Đến nay, tập đoàn cho biết đã và đang triển khai ISO 14001 cho 36 đơn vị; đầu tư 36 hệ thống quan trắc tự động để giám sát trực tiếp quá trình vận hành; triển khai chuyển đổi sấy mủ cao su bằng nhiên liệu biomass của 27 công ty; khoanh nuôi, phục hồi bảo tồn rừng; ban hành sổ tay Hướng dẫn kết nối cộng đồng trong quản lý rừng cao su bền vững áp dụng tại Việt Nam và Campuchia.

Về hoạt động hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, tập đoàn duy trì và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức cho chương trình phát triển bền vững như: FSC, PEFC, Oxfam, PanNature, PbN, VFCO... nhằm hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và truyền thông giúp tập đoàn đạt được các kết quả như trên.

Hợp tác với tổ chức NatureLife và Oxfam Campuchia thực hiện dự án bảo tồn rừng tự nhiên tại Phnom Tuntang, Campuchia với diện tích 1.056 ha

Hợp tác với tổ chức NatureLife và Oxfam Campuchia thực hiện dự án bảo tồn rừng tự nhiên tại Phnom Tuntang, Campuchia với diện tích 1.056 ha

Chiến lược đầu tư phát triển cho tương lai

Năm 2023, tập đoàn ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2050.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: tiếp tục phát huy các hoạt động phát triển bền vững đã triển khai thành công từ năm 2019 - 2023; mở rộng từng bước một số hoạt động phù hợp, đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia đã cam kết với chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030; tuân thủ chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đạt được tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, tiến tới góp phần vào nền kinh tế carbon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính…

Về mục tiêu cụ thể được xác định gồm bốn mục tiêu: giảm cường độ phát thải khí nhà kính; xanh hóa chuỗi cung ứng; xanh hóa các quy trình sản xuất; xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm và nâng cao năng lực chống chịu.

Bên cạnh đó, hiện nay trên toàn cầu, xu hướng tiêu dùng xanh đã trở nên phổ biến và dần trở thành yêu cầu trên mọi phân khúc, mọi thị trường. Đặc biệt châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nói chung và ngành cao su nói riêng - đã đưa ra một loạt yêu cầu về tính bền vững, nhằm trung hòa khí hậu như "Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon" (CBAM), "Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu" (EUDR)....

Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh các mục tiêu cụ thể đã đặt ra, tập đoàn còn đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các nội dung liên quan đến tín chỉ carbon, quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR)… nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam xác định thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững chính là đầu tư cho cơ hội ở tương lai. Tập đoàn nhận thức việc thực hiện các hoạt động xanh và bền vững là các tiêu chí quan trọng giúp sản phẩm và thương hiệu đáp ứng yêu cầu khách hàng, đồng thời tạo ra các cơ hội phát triển mới cho tập đoàn.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia ký kết và có hiệu lực, việc tuân thủ yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn giúp sản phẩm có nhiều cơ hội hơn nữa trong thị trường xuất khẩu với các điểm cộng thể hiện tính có trách nhiệm như sản xuất xanh, bền vững, thân thiện với môi trường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp