19/07/2024 15:16 GMT+7

Cảnh sát Thái Lan truy tìm nguồn gốc xyanua đầu độc 6 người Việt

Xyanua từng liên quan đến một vụ án giết người hàng loạt gây chấn động xã hội Thái Lan vào năm 2023, và giờ đây là vụ 6 người Việt.

Cảnh sát Thái Lan đang truy tìm nguồn gốc xyanua mà hung thủ sử dụng để đầu độc 6 người Việt tại Bangkok - Ảnh: REUTERS

Cảnh sát Thái Lan đang truy tìm nguồn gốc xyanua mà hung thủ sử dụng để đầu độc 6 người Việt tại Bangkok - Ảnh: REUTERS

Xyanua được phân loại là chất nguy hại loại 3 theo Đạo luật Hóa chất độc hại năm 1995 và các sửa đổi sau đó ở Thái Lan.

Bất kỳ ai sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc sở hữu chất nguy hại loại 3 mà không có giấy phép sẽ bị phạt tù không quá 2 năm hoặc phạt tiền không quá 200.000 baht, hoặc cả hai.

Sau vụ giết người hàng loạt rúng động xã hội vào năm 2023, cảnh sát đã tiến hành điều tra quy mô lớn về nguồn gốc của chất kali xyanua. Cuộc điều tra tiết lộ rằng xyanua sử dụng trong các vụ này có nguồn gốc từ PanReac ở Tây Ban Nha, được nhập khẩu bởi một trong 15 công ty Thái Lan. Chất xyanua này có nồng độ 75%.

Quay lại vụ đầu độc ở Bangkok vừa qua, trưởng khoa y pháp tại Trường y Chulalongkorn, bác sĩ Kornkiat Vongpaisarnsin cho biết xyanua được phát hiện trong máu của cả 6 nạn nhân. Ngoài ra, các kết quả chụp CT cho thấy không có dấu hiệu chấn thương do ngoại lực, tăng cường giả thuyết rằng ngộ độc là nguyên nhân gây tử vong.

Cảnh sát đã thẩm vấn một hướng dẫn viên người Việt Nam, ông Phan Ngoc Vu, 35 tuổi, người quen biết với bà Nguyen Thi Phuong Lan, 47 tuổi, một trong các nạn nhân.

Ông Vu cho biết bà Lan đã nhờ ông mua "thuốc rắn" (một loại thuốc trị đau khớp) với giá 11.000 baht. Ông Vu sau đó nhờ một hướng dẫn viên khác, biệt danh "hướng dẫn viên hổ" (Tiger), mua hộ.

Cảnh sát triển khai tìm kiếm hướng dẫn viên thứ hai này và kiểm tra camera an ninh để xác minh xem người này có mua xyanua hay không.

Ngày 18-7, lực lượng công an đã tìm thấy Tiger. Trong căn hộ của hướng dẫn viên này có những viên "thuốc rắn", sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào.

Những viên nang này do Công ty Royal Thai Herb sản xuất, có tên là Tiaw King Tan, và không phải là xyanua.

Về chất xyanua mà nghi phạm Sherine Chong sử dụng, khi kiểm tra hành lý của nhóm người tử vong, cảnh sát phát hiện một túi ni lông nhỏ có niêm phong chứa chất này.

Cảnh sát đang điều tra xem liệu đó có phải là xyanua hay không và sẽ thông báo trong ngày 19-7.

Mua xyanua ở Thái Lan dễ hay khó?Mua xyanua ở Thái Lan dễ hay khó?

Thái Lan không sản xuất xyanua, mà phải nhập khẩu. Nhưng Đài ThaiPBS cho biết không khó khăn để người dùng mua trên mạng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp