13/06/2024 16:38 GMT+7

Cảnh báo trẻ nghiện game online trong hè

Với hình ảnh sinh động, nội dung đa dạng và liên tục cải tiến, game online thu hút nhiều người chơi, từ người lớn tới trẻ em.

Các bậc phụ huynh cùng trẻ vui chơi ngoài trời là một trong những biện pháp phòng ngừa trẻ nghiện game - Ảnh: THIÊN CHƯƠNG

Các bậc phụ huynh cùng trẻ vui chơi ngoài trời là một trong những biện pháp phòng ngừa trẻ nghiện game - Ảnh: THIÊN CHƯƠNG

Đặc biệt mùa hè trẻ không phải đến trường, cha mẹ bận đi làm không thể giám sát mọi lúc, trẻ càng có xu hướng chơi game online nhiều hơn.

Nhiều hậu quả khi nghiện game online

Trong cảnh báo phát ngày 13-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết chơi game mang lại nhiều lợi ích như giải trí, thư giãn, rèn luyện trí tuệ... Tuy nhiên, khi việc chơi game trở nên quá mức, dẫn đến nghiện game, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với tuổi học đường.

Theo HCDC, nghiện game online là một rối loạn tâm thần đặc trưng, khiến người chơi không thể kiểm soát cảm giác thích thú và dành nhiều thời gian cho game hơn là các hoạt động quan trọng khác.

Khi bị rối loạn nghiện game, trẻ có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe như: các vấn đề về thị lực và cơ xương khớp (khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ do phải ngồi quá lâu ở một tư thế); đau đầu (do tập trung chơi và phải nhìn vào màn hình quá lâu); rối loạn giấc ngủ (thiếu ngủ) gây mệt mỏi, dễ cáu gắt; thiếu vận động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh; các vấn đề về tâm lý như: dễ kích động, trầm cảm, lo âu...

Trẻ cũng sẽ bị những ảnh hưởng về mặt xã hội như ít tham gia vào hoạt động xã hội, hạn chế giao tiếp với người xung quanh, lâu dần dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè...

Thậm chí để có tiền chơi game, một số trường hợp còn có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản, thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác.

5 biện pháp phòng ngừa trẻ nghiện game

Theo HCDC, nghiện game không khó phòng tránh, nhưng khi trẻ đã nghiện thì rất khó để giáo dục tâm lý và hành vi. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên có những can thiệp kịp thời cũng như chủ động phòng ngừa việc trẻ nghiện game online:

- Chủ động trao đổi với trẻ về hậu quả của nghiện game: Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu được những tác hại của nghiện game, hỗ trợ trẻ điều chỉnh hành vi ngay từ khi trẻ có dấu hiệu nghiện chơi game. Tuy nhiên, không nên quá cấm cản trẻ, vì càng cấm trẻ lại càng muốn khám phá nhiều hơn, khao khát được chơi game hơn.

- Dành nhiều thời gian bên cạnh trẻ: Nhiều phụ huynh đôi khi quá bận rộn với công việc hằng ngày dẫn đến lơ là, thiếu quan tâm trẻ khiến cho trẻ dành thời gian vào game, hoặc khi trẻ đã có dấu hiệu nghiện game nhưng phụ huynh không nhận thấy để can thiệp kịp thời. Vì vậy, phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho trẻ để có thể kiểm soát thời gian chơi game và hiểu hơn về tâm lý và mong muốn của trẻ.

- Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ: Phụ huynh nên chủ động cùng trẻ tham gia các trò chơi vận động ngoài trời hoặc chơi các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi như bơi lội, đá bóng, chạy bộ… để hạn chế thời gian chơi game của trẻ và giúp trẻ quên dần cảm giác thích thú khi chơi game.

- Khuyến khích trẻ phát triển năng khiếu: Ngoài việc học ở trường, cha mẹ cũng cần khuyến khích trẻ phát triển năng khiếu như thể dục thể thao, âm nhạc, mỹ thuật, làm đồ thủ công… Các hoạt động này giúp trẻ phát triển năng khiếu của bản thân và có khoảng thời gian giải trí, vui chơi lành mạnh thay vì chìm đắm trong các trò chơi trực tuyến.

- Nhờ sự hỗ trợ điều trị từ các chuyên gia, nhân viên y tế: Phụ huynh có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để được đánh giá tình trạng và tư vấn cách điều trị phù hợp. Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay để trẻ được thăm khám và điều trị kịp thời.

Rối loạn nghiện game: Nhận biết sớm để kịp can thiệp

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 70 - 80% trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích game online, trong đó tỉ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%.

Người nghiện game thường có những biểu hiện sau:

- Bận tâm với việc chơi game.

- Buồn bã, lo lắng, dễ bị kích động khi ngừng chơi.

- Dành nhiều thời gian chơi game để thỏa mãn sự ham muốn.

- Không thể giảm chơi game, cố gắng bỏ chơi game nhưng không thành công.

- Từ bỏ các hoạt động khác, mất hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây vì chơi game.

- Tiếp tục chơi game bất chấp những vấn đề có thể xảy ra.

- Lừa dối các thành viên trong gia đình hoặc người khác về lượng thời gian chơi game...

Cuộc chiến cai nghiện game cho conCuộc chiến cai nghiện game cho con

Đổi mật khẩu, tịch thu điện thoại, thậm chí đánh chửi con, nhưng nhiều phụ huynh vẫn bất lực với tình trạng nghiện game của con.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp