Mặc dù hơn 60 quốc gia trên thế giới đã nhận thức về nguy cơ ngày một gia tăng này và đã có các chương trình hành động để ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được vẫn không bù đắp nổi những thiệt hại về môi trường do tình trạng bùng nổ dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quá nhanh tại các vùng duyên hải.
Theo giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner, khoảng 80% chất gây ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền và chiều hướng này có thể tăng lên đáng kể vào năm 2050 nếu như số dân sống tại vùng duyên hải tăng lên gấp đôi như dự kiến trong vòng 40 năm nữa, và nếu như các nước không đẩy nhanh các chương trình chống ô nhiễm. Cùng với chất thải từ các nhà máy lớn đặt tại các vùng bờ biển, vùng biển Nam và Đông Á còn phải tiếp nhận 2/3 khối lượng đất và phù sa do các con sông đổ ra biển.
Ô nhiễm môi trường không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mà còn phá hủy các hệ sinh thái ven biển có giá trị lớn về kinh tế như các vùng rừng ngập mặn, các vỉa san hô và những thảm rong biển.
Theo LHQ, chính phủ các nước cần phải nhanh chóng hành động nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm biển do các chất thải từ đất liền gây nên, thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và chính quyền các địa phương, giữa các tổ chức tư nhân và tổ chức phi chính phủ, coi việc ngăn chặn ô nhiễm biển như trách nhiệm hàng đầu của các chính phủ.
Trong 10 năm qua, Chương trình hành động toàn cầu (GPA) do LHQ khởi xướng đã đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy cam kết của các quốc gia trong việc ngăn chặn ô nhiễm biển, huy động được nguồn ngân quĩ lớn vào việc bảo vệ môi trường, trong đó có việc tìm nguồn đầu tư 400 triệu USD để bảo vệ các vùng biển Đông Á, 380 triệu USD cho vùng Địa Trung Hải...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận