20/09/2024 11:19 GMT+7

Cảnh báo cuộc sống tại các đô thị lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

Cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi nếu Trái đất tiếp tục nóng lên với tốc độ hiện nay, cảnh báo của các nhà nghiên cứu ngày 19-9.

Cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên 'không thể chịu nổi' vì nóng - Ảnh 1.

Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: YONHAP

Viện Tài nguyên thế giới (WRJ) đã nghiên cứu những gì có thể xảy ra tại gần 1.000 thành phố lớn nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục hướng tới mức tăng 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỉ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

Theo các nhà khoa học, với mức ấm lên 3 độ C, nhiều thành phố có thể đối mặt với nắng nóng kéo dài hằng tháng, nhu cầu năng lượng tăng vọt cho điều hòa không khí, cũng như nguy cơ phổ biến các loại dịch bệnh do côn trùng gây ra.

Hiệp định Paris đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) năm 2015, trong đó khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nhất trí một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu, nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C để tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên theo đánh giá mới nhất của Liên Hiệp Quốc, với các cam kết khí hậu của thế giới ngày nay, mức tăng nhiệt độ Trái đất có thể lên tới 2,9 độ C.

Ông Rogier van den Berg thuộc WRI, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, nhấn mạnh sự khác biệt giữa kịch bản 1,5 độ C và kịch bản 3 độ C là cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới.

Báo cáo nhấn mạnh nguy cơ đặc biệt đối với các thành phố đang phát triển nhanh ở các nước thu nhập thấp.

Vào năm 2050, 2/3 dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố và hơn 90% sự tăng trưởng đô thị này sẽ xảy ra tại châu Phi và châu Á. Người dân sống tại các thành phố có thu nhập thấp sẽ chịu tác động nặng nề nhất.

Tại các thành phố lớn nhất, WRI ước tính đợt nắng nóng dài nhất hằng năm có thể kéo dài trung bình 16,3 ngày theo kịch bản 1,5 độ C và 24,5 ngày theo kịch bản 3 độ C. Tần số của chúng cũng có thể tăng, từ trung bình 4,9 đợt nắng nóng mỗi năm ở thành phố lên đến 6,4 đợt/năm.

Điều này làm gia tăng nhu cầu về năng lượng và điều hòa không khí. Các thành phố nóng hơn cũng tạo điều kiện tối ưu cho muỗi vốn mang virus như sốt xuất huyết, zika và chikungunya phát triển, dẫn tới dịch bệnh tràn lan.

Cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên 'không thể chịu nổi' vì nóng - Ảnh 2.Cách xử lý nước mưa của Berlin trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Thủ đô của Đức đang gặp vấn đề với nhiệt độ tăng cao và hạn hán. Vì vậy, Berlin đã nghiên cứu các giải pháp thu thập và lưu trữ nước mưa để biến thành một thành phố bọt biển.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp