21/09/2023 17:37 GMT+7

Cảng biển Việt Nam chậm chuyển đổi số, mới bắt đầu chuyển đổi xanh

Ngày 21-9, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đã tổ chức hội nghị thường niên tại TP Vũng Tàu. Các đại biểu khẳng định để hội nhập với quốc tế, phát triển bền vững, cảng biển Việt Nam phải đẩy nhanh chuyển đổi số, hình thành cảng xanh.

Một góc cảng biển Cái Mép - Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Một góc cảng biển Cái Mép - Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) cho biết hàng hóa, container thông qua cảng biển Việt Nam trong năm 2022 tăng 6-8% so với 2021. Mức tăng trưởng này chậm hơn so với trước. 

Còn sáu tháng đầu năm 2023, tổng lượng container qua cảng biển Việt Nam giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19

Ông Lê Công Minh - chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) - cho biết trong giai đoạn 5 năm trước đại dịch COVID-19 (2016-2020), hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng đều, với tỉ lệ bình quân hơn 10% mỗi năm. Cá biệt năm 2020 tăng đến 19%.

Nhưng sang năm 2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam giảm đến 9% so với năm trước. Đến năm 2022, sau đại dịch COVID-19, tình hình khai thác cảng biển Việt Nam có khả quan hơn, với mức tăng trưởng đạt từ 3% đến 5% so với 2021.

Tuy nhiên, sáu tháng đầu năm 2023, sản lượng container nhập và xuất tại cảng biển Việt Nam lại giảm 9% so với năm 2022. "Tình trạng này cho thấy sức đề kháng của nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp cảng biển nói riêng chưa được hồi phục hoàn toàn sau nhiều hậu quả của đại dịch", ông Minh nhận định.

Tàu chở hàng container qua Vũng Tàu để vào cảng biển Cái Mép - Thị Vải

Tàu chở hàng container qua Vũng Tàu để vào cảng biển Cái Mép - Thị Vải

Ngoài ra các đại biểu cũng chỉ ra rằng cảng biển Việt Nam còn nhiều hạn chế so với thế giới, khu vực. Đó là chưa có kết nối với trung tâm hàng hóa, hạ tầng giao thông xung quanh cảng biển nhỏ, hẹp, ùn ứ xe. Việc quy hoạch cũng có xu hướng chia nhỏ cảng biển làm mất lợi thế, số hóa chậm, thiếu đồng bộ, xanh hóa mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu… 

Đáng chú ý có đại biểu nói rằng luồng hàng hải rất quan trọng nhưng hiện đang bị ách tắc khâu đổ bùn nạo vét.

Số hóa và cảng xanh phải là tất yếu

Ông Nguyễn Văn Ban - phó tổng giám đốc cảng Đồng Nai - cho biết để giải quyết những hạn chế tồn tại trong chuỗi cung ứng cảng biển Việt Nam, trước hết phải tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển. 

"Đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng khi cấp phép, đầu tư xây dựng các cảng mới nhằm tránh rủi ro về dư thừa hạ tầng, cạnh tranh không cần thiết, phân tán nguồn lực dẫn đến tiềm năng không được tận dụng, tăng chi phí và rủi ro tài chính", ông Ban nói.

Các đại biểu khác kiến nghị đơn giản hóa quy trình hải quan và thủ tục xếp dỡ hàng hóa hơn nữa để giảm thời gian giao hàng. Cũng như khuyến khích và hỗ trợ áp dụng công nghệ và tiến bộ số hóa trong quản lý và vận hành cảng biển.

Ông Trần Khánh Hoàng - phó chủ tịch VPA - chỉ ra rằng số hóa và xanh hóa là hai điều kiện quan trọng, then chốt để cảng biển Việt Nam phát triển bền vững. Bởi việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn cho tương lai. 

Theo ông Hoàng, hiện nay nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước có thể cung cấp các giải pháp số, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái logistics. Thời gian qua, tuy cảng biển tại Việt Nam được đẩy mạnh số hóa nhưng vẫn "còn rất nhiều thử thách phía trước".

cảng biển Việt Nam

Bốc xếp container tại cảng Cái Mép - Thị Vải - Ảnh: ĐÔNG HÀ

"Cảng xanh" là cảng phát triển dựa trên tiêu chí về tăng trưởng kinh tế xanh, và đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt từ tháng 10-2020. Nhưng đến nay "cảng xanh" chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu vì sau năm 2030 tiêu chí này mới được áp dụng bắt buộc tại Việt Nam.

Nhiều đại biểu khác cũng khẳng định xu hướng phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải, bảo vệ môi trường là tất yếu. Chuyển đổi số và tự động hóa là những xu hướng thúc đẩy quá trình xanh hóa, phát triển bền vững không chỉ của ngành logistics, cảng biển mà còn của cả nền kinh tế.
Việt Nam không cần có quá nhiều cảng biểnViệt Nam không cần có quá nhiều cảng biển

TTO - Việt Nam không cần thiết phải có quá nhiều cảng biển mà cần xem mỗi cảng biển có thể phát triển đến đâu, tập trung tối ưu hóa hệ thống cảng biển để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế các cảng biển quốc gia, quốc tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp