11/12/2019 10:48 GMT+7

Canada thử nghiệm máy bay thương mại chạy điện đầu tiên trên thế giới

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Máy bay thương mại chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên khi cất cánh từ thành phố Vancouver, Canada vào ngày 10-12.

Canada thử nghiệm máy bay thương mại chạy điện đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.

Động cơ chạy hoàn toàn bằng điện của MagniX - Ảnh: MagniX

"Điều này chứng tỏ rằng chúng ta có thể vận hành hàng không thương mại hoàn toàn sử dụng điện" - ông Roei Ganzarski, giám đốc điều hành công ty kỹ thuật magniX có trụ sở tại Seattle, Mỹ, cho biết.

Theo hãng tin AFP, công ty magniX đã thiết kế động cơ của chiếc máy bay điện trên và hợp tác với hãng hàng không Harbour Air - đưa đón nửa triệu lượt hành khách mỗi năm đến và đi khỏi Vancouver, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Whistler và các đảo gần đó.

Ông Ganzarski cho biết công nghệ này giúp các hãng hàng không tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, chưa kể đến việc lượng khí thải sẽ bằng 0. "Đây sẽ là khởi đầu cho thời đại hàng không điện" - ông Ganzarski nói.

AFP cho biết chiếc máy bay điện trên thực chất là một chiếc thủy phi cơ DHC-2 de Havilland Beaver 62 tuổi được trang bị thêm một động cơ điện. Ông Greg McDougall, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Harbour Air, là người đã điều khiển chiếc máy bay 6 chỗ ngồi này hôm 10-12.

"Với tôi, chuyến bay giống như đang bay bằng một chiếc Beaver, chỉ khác là chiếc Beaver này chạy bằng điện. Mục tiêu của chúng tôi là 'điện khí hóa' (electrifying) toàn bộ đội bay. Không có lý do gì để không làm thế" - ông McDougall chia sẻ.

Ông McDougall đã lái máy bay một vòng dọc sông Fraser, gần sân bay quốc tế Vancouver trước sự chứng kiến của khoảng 100 người ngay sau khi bình minh ló dạng.

"Ngoài nhiên liệu, công ty sẽ tiết kiệm thêm hàng triệu USD phí bảo trì vì động cơ điện không đòi hỏi phải bảo trì nhiều" - ông McDougall nói.

Harbour Air phải chờ ít nhất 2 năm trước khi có thể bắt đầu điện khí hóa đội bay hơn 40 chiếc thủy phi cơ của hãng.

AFP cho biết chuyến bay kéo dài chưa đầy 15 phút và pin cũng là một thách thức không nhỏ. Sử dụng pin lithium, chiếc máy bay thử nghiệm ngày 10-12 chỉ có thể bay khoảng 160km trước khi phải sạc lại. Mặc dù khoảng cách này không xa nhưng cũng đủ để đáp ứng phần lớn các chuyến bay ngắn do Harbour Air vận hành.

Máy bay điện cũng cần thêm các chuyến bay thử nghiệm để đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy. Ngoài ra, hãng cũng cần chờ cơ quan chức năng xét duyệt và cấp chứng nhận cho động cơ điện này trước khi chính thức đưa vào sử dụng đại trà.

Bộ Giao thông Canada cũng bật đèn xanh về dòng máy bay điện này. "Máy bay có thể tạo ra xu hướng bay thân thiện với môi trường hơn" - bộ trưởng Marc Garneau cho biết.

Hàng không dân dụng là một trong những nguồn phát thải carbon tăng nhanh nhất khi con người ngày càng đi lại nhiều bằng máy bay trong khi các công nghệ mới hạn chế lượng phát thải lại chậm phát triển.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế đã khuyến khích sử dụng nhiều hơn các động cơ nhiên liệu sinh học, vật liệu máy bay nhẹ hơn cũng như tối ưu hóa tuyến đường bay để giảm lượng phát thải carbon.

Tuy nhiên, Harbour Air sẽ phải đợi ít nhất 2 năm trước khi có thể bắt đầu điện hóa phi đội bay gồm hơn 40 chiếc thủy phi cơ của hãng này. Bên cạnh đó, động cơ điện cũng cần được nhà chức trách chứng nhận và thông qua việc sử dụng.

Vấn đề pin cũng là một thách thức. Giám đốc điều hành của hãng chế tạo magniX, Roei Ganzarski cho biết một chiếc máy bay kiểu này chỉ có thể bay được 160 km bằng pin Lithium. Năng lượng này chỉ đủ cho một chuyến bay ngắn của Harbour Air.  

Mỗi năm Harbour Air lại vận chuyển hàng triệu lượt hàng khách giữa Vancouver, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Whistler, các đảo lân cận và các khu dân cư ven biển.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp