13/05/2011 15:09 GMT+7

Cần xử lý linh hoạt hơn để đủ sức răn đe

LÊ QUANG
LÊ QUANG

TTO - Trước thông tin Phạt 1 triệu đồng xe chạy ngược chiều trên đường cao tốc!, nhiều bạn đọc bày tỏ ý kiến hình phạt này chưa thật linh hoạt, không đủ sức răn đe.

Tuổi Trẻ Online xin trích đăng.

NK7rJ4T5.jpgPhóng to
Xe 64H-5638 (trái) quay đầu xe chạy ngược chiều (ảnh chụp lại từ video clip)

Sao không xử lý linh động hơn?

Tôi nghĩ cần điều chỉnh lại nghị định 34 của Chính phủ trong việc sử dụng các loại xe, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động tuần tra, kiểm soát để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính. Bởi lẽ, nếu nghị định qui định chỉ công nhận những chứng cứ thu thập được bằng phương tiện, thiết bị nghiệp vụ của ngành thì vô tình đã làm giảm giá trị những chứng cứ thu thập từ người dân.

Khi một vụ tai nạn xảy ra, một yếu tố quan trọng trong nghiệp vụ điều tra của công an là lời khai của người chứng kiến, tức là người dân. Vậy tại sao clip này là chứng cứ chứng minh ô tô phạm lỗi rành rành lại không được sử dụng? Sao không xử lí một cách linh động? Nhà nước luôn kêu gọi người dân chung tay giữ gìn an ninh trật tự, mạnh dạn tố cáo cái xấu nhưng cơ quan chức năng xử lí theo kiểu này e rằng chưa hợp tình lắm.

Đang bỏ qua "phần mềm"

Nếu vào thời điểm đó xảy ra tai nạn thì sẽ khổ cho những nạn nhân, mất đi tài sản và xã hội. Công an tỉnh Long An chỉ xử lý thiên về "phần cứng" còn "phần mềm" thì bỏ qua, sẽ làm cho những anh tài xế có tính háo thắng, không tôn trọng Luật Giao thông. Họ sẽ tiếp tục chạy xe trên đường cao tốc này và không sợ vi phạm các lỗi trên đường cao tốc nữa trong những ngày không xa, làm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

Lẽ nào phải chờ chứng cứ như qui định?

Lỗi của tài xế là rõ rành rành rồi, phải phạt đủ hết các tội thôi. Nếu phải chờ đủ các chứng cứ như qui định mới phạt thì những lỗi khác tương tự như vậy công an sẽ không phạt được. Ví dụ như vượt đèn đỏ mà không có camera ghi hình, công an không thể phạt được vì không có bằng chứng?

Xin đừng cứng nhắc

Theo tôi, chứng cứ của nhân dân cung cấp rất quan trọng. Người cung cấp thông tin đã có lý lịch sẵn. Nếu sai, họ sẽ chịu trách nhiệm với pháp luật, ngược lại, nếu đúng thì bắt buộc người vi phạm phải chịu trách nhiệm. Bởi vậy mới có bộ phận cảnh sát điều tra. Trong trường hợp này, chỉ cần nghiệp vụ nho nhỏ của các chiến sĩ CSTG cũng có thể bắt tài xế này quy phục, xin đừng dựa vào sự cứng nhắc của luật.

Còn ai cung cấp bằng chứng?

Lẽ ra phải lấy băng video đấu tranh để tài xế tâm phục khẩu phục, thừa nhận vi phạm. Nếu thừa nhận có đủ chứng cứ thì xử lý. Chẳng lẽ toàn dân cùng đấu tranh lập lại trật tự an toàn giao thông, cung cấp bằng chứng vi phạm không được cơ quan chức năng tôn trọng làm rõ, vậy còn ai cung cấp nữa?

Lý do máy móc

Lý do mà quan chức này đưa ra đúng nhưng quá máy móc. Khi người dân phát hiện một tội phạm lẻn vào nhà mình và người dân ghi lại hình ảnh thì hình ảnh đó không có giá trị à? Hay phải gọi công an tới quay phim thì mới có giá trị?

Mong sửa đổi, bổ sung luật

Với các lỗi vi phạm đã nêu mà mức phạt như trên thì quá nhẹ. Mong các nhà làm luật nên xem xét và sửa đổi bổ sung lại thì mới mong răn đe được những kẻ coi thường tính mạng người khác.

Lập website để người dân gửi clip

Việc này ở nhiều nước đã có, kể cả khi chính người vi phạm tự quay hành vi vi phạm của mình và để lộ trên Internet. Cần lập 1 trang web cho mọi người gửi clip cho cơ quan chức năng. Nhưng người đang quay clip cũng phải đảm bảo là đang chạy đúng luật. Việc này sẽ làm giảm thiểu vi phạm vì mọi người sẽ sợ bị ai đó ghi hình.

Các tin, bài liên quan: “”

LÊ QUANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp