Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân công bố Sách trắng quốc phòng 2013 với báo chí - Ảnh: Reuters |
Thật sự câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc có muốn truyền tải và phổ quát một cách hiểu mới, hay đó chỉ là chiêu bài để tăng cường khả năng tiếp cận của mình tại biển Đông?
Trong bối cảnh sức mạnh hải quân đang trỗi dậy, Sách trắng quốc phòng vừa công bố của nước này là câu trả lời rõ ràng với hai điểm đáng chú ý.
Một mặt các chiến lược hải quân đang được thiết kế tập trung hơn vào các vùng biển xa. Mặt khác, đang có một chuyển đổi về cách tiếp cận từ phòng thủ sang kết hợp giữa phòng thủ và tấn công - sự chuyển dịch về mặt tư duy lần đầu tiên được nêu chính thức trong một văn bản quốc phòng chính thức.
Một “trật tự loại trừ” tại biển Đông đang là thách thức cho tự do và an toàn hàng hải, hàng không cho toàn thế giới.
Không phải chỉ vì tầm quan trọng của biển Đông như một đường huyết mạch của hàng hải toàn cầu, mà quan trọng hơn là cách thức một cường quốc trỗi dậy viết lại luật lệ thế giới một cách đơn phương, đi kèm với các biện pháp cưỡng ép bằng sức mạnh.
Từ góc nhìn đó, cách tiếp cận của Mỹ “áp sát” các đảo nhân tạo của Trung Quốc cần được diễn dịch theo một cách khác.
Mỹ và Trung Quốc sẽ không đánh nhau, Mỹ đưa lực lượng quân sự của mình đến cũng không phải để Trung Quốc “khuỵu gối”.
Mà ngược lại: với những sự không rõ ràng về ý định pháp lý, chiến lược lẫn hình dung về một luật chơi chung từ Trung Quốc, các sức ép về quân sự là cần thiết để buộc (hay thuyết phục) Bắc Kinh xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp tại biển Đông bằng luật và thể chế.
Thông điệp quan trọng nhất mà Washington (và cả các đồng minh) đưa ra là Trung Quốc luôn có lựa chọn để là một phần của trật tự hiện hành, nếu chấp nhận giải quyết vấn đề tranh chấp với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình.
Vì thế, khi các xung đột thực địa giữa hai cường quốc càng căng thẳng thì các mập mờ về pháp lý lẫn chiến lược sẽ càng rõ ràng hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận