Phóng to |
Bãi tập kết hàng của Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc tại lối mở Bảo Lâm (Lạng Sơn) - Ảnh: Hoàng Điệp |
Bà Phan Thị Hồng Hải, Giám đốc Sở giao dịch NH Vietinbank dẫn câu chuyện năm ngoái một tập đoàn viễn thông lớn của VN đã gặp phải. DN này nhập linh kiện từ để lắp ráp điện thoại trị giá 1,2 triệu USD tập đoàn TCL - một tập đoàn lớn của Trung Quốc - nhưng về lắp vào thì không dùng được. Sau đó hai bên đã kiện nhau ra tòa.
Dựa trên quyết định của tòa án Vietinbank đã dừng thanh toán, sau đó TCL đã kiện Vietinbank và Viettel ra trọng tài quốc tế. NH đã tham gia vụ kiện và trình lý lẽ ra và trọng tài quốc tế đã bác đơn kiện của TCL.
Một vụ khác là DN phía VN mở L/C trị giá gần 1 triệu USD để nhập thiết bị chuyên dụng là trục sau của xe chuyên dụng cho nông nghiệp từ một DN Trung Quốc. Nhưng hàng hóa mà phía VN nhận không phải là thiết bị như đặt hàng nên không sử dụng được, bán cũng không ai mua. NH phải can thiệp và yêu cầu DN mang hàng sang biên giới đường bộ giữa VN và Trung Quốc để hai bên giao nhận đồng thời kiểm định chất lượng.
Gần đây một DN ở Đà Nẵng nhập hóa chất từ Trung Quốc về nhưng khi nhận hàng cũng không phải là hóa chất cần nhập. DN hết sức bấn loạn vì không biết đưa hóa chất đi đâu để tiêu hủy.
Một đặc điểm mà các DN VN làm ăn với phía Trung Quốc cũng cần lưu ý đó là phía Trung Quốc thường mua những hàng hóa lạ, thậm chí rất “oái oăm”. Nếu như hàng thủy sản vào Mỹ, châu Âu phải tuân theo các quy định về chất lượng rất ngặt nghèo thì phía Trung Quốc thậm chí khuyến khích xuất khẩu hàng thủy sản không đủ tiêu chuẩn sang thị trường này.
“Phải cẩn thận vì đến một lúc nào đó nếu chúng ta quá đà thì họ lập tức dừng ngay hợp đồng. Khi đó DN cũng không thể tìm khách hàng để tiêu thụ số hàng này”, bà Hải nói và cho biết thời gian qua NH cũng cố tìm cách bảo vệ doanh nghiệp VN bằng cách phối hợp với NH phía Trung Quốc thẩm định người mua để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Có mặt tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC kể ra câu chuyện “xương máu” khi làm ăn với DN Trung Quốc. Theo ông Ngọc Anh, một đặc điểm của phía Trung Quốc là khi giá tăng DN thường xù hàng, trong khi giá giảm tìm mọi cách đẩy hàng về VN.
Có trường hợp phía Trung Quốc lừa tinh vi bằng cách giao vận đơn, trên chứng từ thể hiện có hàng nhưng khi kiểm tra thì trên tàu không có hàng. NH đã phải xin lệnh tòa án để bắt giữ tàu. Mặt khác chính DN phải sang Trung Quốc làm việc yêu cầu giao hàng thì khi đó mới xử lý được.
Một trường hợp khác được nêu ra tại hội thảo là chứng từ đến ngày thanh toán khi tìm tàu chở hàng để nhận vận đơn thì không tìm thấy tàu và phải nhờ Cục Hàng hải quốc tế dùng thiết bị định vị toàn cầu để tìm con tàu đó và sau 3 ngày mới tìm ra nhưng khi đó mới phát hiện con tàu chưa hề đi qua cảng của Trung Quốc và không hề có chuyện đưa hàng lên tàu nhưng trên vận đơn lại thể hiện đã có hàng trên tàu.
“DN phải thận trọng trong các hợp đồng thương mại quốc tế . Nếu không rành thì cần NH đủ mạnh đứng sau lưng để xử lý những sự cố như vậy”, bà Hải khuyên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận