13/01/2021 08:21 GMT+7

Cận tết, chán mấy cũng không 'nhảy việc', chờ lương thưởng

PHƯƠNG THANH
PHƯƠNG THANH

TTO - Mùa tuyển dụng sau tết năm 2021 được cho là sẽ yên ắng hơn, khi người trẻ ngại nhảy việc vì muốn nhận được đầy đủ khoản thưởng, đồng thời lo rằng nếu đại dịch tiếp tục bùng phát sau tết, nguy cơ thất nghiệp sẽ cao.

Cận tết, chán mấy cũng không nhảy việc, chờ lương thưởng - Ảnh 1.

Bạn trẻ được tư vấn giới thiệu việc làm tại sàn giao dịch việc làm tại Nhà văn hóa Thanh niên, Q.1, TP.HCM - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Nhảy việc sau mùa tết không còn quá xa lạ trong những năm gần đây. Khi đã nhận được phần thưởng tết, không ít người từ bỏ công việc cũ để chuyển sang môi trường mới với hi vọng thu nhập và cơ hội thăng tiến sẽ tốt hơn. Chính vì thế, thời điểm sau tết thị trường tuyển dụng luôn trong trạng thái "nhộn nhịp".

Nhưng đại dịch COVID-19 được cho là ảnh hưởng nhiều đến quyết định tìm việc, nhảy việc của người trẻ sau mùa tết năm 2021.

Làm nhiều công việc cùng lúc tích góp lương, thưởng

Khi Tết Nguyên đán Tân Sửu đã gần kề, áp lực về thu nhập càng cao hơn do chi tiêu nhiều hơn. Để đủ chi phí mua vé xe dịp cận tết, mua sắm những vật dụng trang trí nhà cửa..., nhiều bạn trẻ làm nhiều công việc cùng một lúc để có thêm thu nhập.

Ánh Hoàng (26 tuổi) hiện là nhân viên marketing cho một nhãn hàng tiêu dùng trong thời gian hành chính. Sau giờ làm, trước đây, Hoàng học thêm các kỹ năng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, anh đăng ký làm người giao thức ăn.

"Thu nhập của mình không thấp, nhưng để chuẩn bị cho tết mình phải tìm thêm một công việc thời vụ - Hoàng nói - Như mọi năm, mình sẽ về quê vào ngày 30 tết".

Mỗi ngày của anh bắt đầu từ 8h đến khoảng 22h. Hoàng chia sẻ việc này giúp anh có thêm phần thu nhập bên cạnh lương và thưởng sắp tới.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19, tiền thưởng chưa chắc có. Các doanh nghiệp cho biết phần thưởng sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh trong năm. Nếu việc kinh doanh không tốt, tiền thưởng sẽ bị ảnh hưởng.

"Thắt lưng buộc bụng" làm công việc không phù hợp, "ngại" nghỉ việc

Theo một khảo sát được Cổng thông tin sự nghiệp - nhân sự HRInside, thế hệ Millenials (nhóm người hiện trong độ tuổi 20-30) có xu hướng "nhảy việc" nhiều hơn.

Trong một khảo sát về xu hướng này của Trung tâm Tư vấn nguồn nhân lực Alpha tại TP.HCM trong độ tuổi 25 - 40 năm 2019, có đến 67% người cho biết sẽ nhảy việc khi có cơ hội; 56% người nói rằng họ từng nhảy việc khi làm chưa được 1 năm.

Tuy nhiên, xu hướng này sẽ có sự thay đổi nhỏ trong thời điểm hiện tại.

Minh Anh (22 tuổi) tốt nghiệp Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vào cuối năm 2019. Sau kỳ nghỉ Tết dương lịch 2020, cô quyết định tìm công việc, nhưng đại dịch COVID-19 khiến các kế hoạch của cô bị trì hoãn khi các doanh nghiệp hạn chế tuyển người, thậm chí cắt giảm nhân sự.

Đến tháng 6-2020, cô tìm được công việc văn phòng tại một công ty về tư vấn tài chính. Sau hơn 6 tháng làm việc, đến nay, Minh Anh nhận ra mình không thực sự phù hợp, và đây cũng không phải công việc cô muốn theo đuổi. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 vẫn còn chưa thực sự kết thúc, cô đành tiếp tục.

"Mình cảm thấy may mắn khi tìm được công việc vào thời điểm dịch, nhất là khi chỉ là sinh viên mới ra trường. Dù có những điều không như mong muốn, mình vẫn phải cố gắng. Công ty vẫn hoạt động, không sa thải nhân viên là tốt lắm rồi", cô chia sẻ.

Không riêng gì Minh Anh, việc làm công việc không phù hợp giữa đại dịch cũng là nỗi trăn trở của nhiều người trẻ.

Hoàng Linh (25 tuổi) vốn là kỹ sư công nghệ thông tin. Do ảnh hưởng của đại dịch, công ty buộc phải cắt giảm nhân sự. Anh từ kỹ sư thành tài xế xe ôm công nghệ.

"Mình trở thành tài xế bất đắc dĩ để trang trải cuộc sống. Mỗi tháng phải trả tiền nhà, tiền ăn, tiền xe, tiền gửi về gia đình nên phải "đổi nghề" một thời gian", Linh nói.

Hoàng Linh cho biết đã chạy xe ôm công nghệ được gần 1 năm, thu nhập tạm ổn trừ trong thời điểm cách ly. Tuy nhiên, đây không phải là công việc Linh muốn gắn bó lâu dài.

Mỗi ngày, anh chạy theo giờ và dành thời gian nghỉ ngơi, tối lên các trang tìm việc để tìm một công việc đúng với ngành nghề ban đầu, nhưng không phải là điều dễ dàng.

"Các doanh nghiệp chọn lựa rất kỹ càng khi tuyển dụng trong thời điểm này. Mỗi lúc được gọi phỏng vấn, mình phải bỏ nửa ngày thậm chí một ngày chạy xe ôm, nhưng kết quả không khả quan lắm. Mình cũng cảm thấy mình có phần "lụt nghề" khi không làm công việc đó trong thời gian dài".

Giới trẻ với câu chuyện thắt lưng buộc bụng - Kỳ 7: Dự án hỗ trợ phụ nữ quản trị tài chính Giới trẻ với câu chuyện thắt lưng buộc bụng - Kỳ 7: Dự án hỗ trợ phụ nữ quản trị tài chính

TTO - Đây là dự án do The New Savvy - tổ chức giáo dục phi lợi nhuận đồng hành với phụ nữ về quản lý tài chính, đầu tư nghề nghiệp hàng đầu châu Á - vừa tổ chức dành cho nữ công nhân.

PHƯƠNG THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp