Theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện nay cả nước có 22 tỉnh, thành và 105 huyện trồng cà phê với 5 vùng sản xuất chính gồm: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc.
Tổng diện tích trồng cà phê của 5 vùng kể trên đến cuối năm 2014 khoảng 641.000 ha.
Trong đó, có khoảng 86.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi, chiếm 15% và khoảng 140.000 ha từ 15-20 năm tuổi, chiếm 25%.
Ngoài ra, một chỉ số đáng lưu ý là hiện cả nước có khoảng 140.000-160.000 ha cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong vòng 45 năm tới.
Năng suất và sản lượng cà phê nước ta có chiều hướng tăng lên, riêng niên vụ mới đây (2013-2014), năng suất bình quân đạt 22,2 tạ/ha, sản lượng cà phê nhân năm 2014 khoảng 1,395 triệu tấn, đạt 101% so với năm 2013; giá trị xuất khẩu đạt 3,55 tỷ USD, đạt 130,9% so với năm 2013.
Từ năm 2011 đến nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm của Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD.
Cà phê là nguồn thu nhập chủ yếu của trên 500.000 hộ gia đình trồng cà phê với hơn 1,6 triệu lao động.
Cà phê cũng góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên và một số địa phương khác trong cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành cà phê Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để phát triển bền vững.
Một trong những khó khăn, thách thức lớn cần giải quyết là phải tái canh hơn 100.000 ha cà phê có hiệu quả, đồng thời, làm cho khu vực trồng khác phát triển bền vững hơn.
Mặt khác, hiện Việt Nam cũng mới chỉ xuất khẩu cà phê nguyên liệu thô. Công nghiệp chế biến sâu, xây dựng thương cà phê đã được một số doanh nghiệp quan tâm phát triển nhưng còn hạn chế.
Vì thế giá trị gia tăng và những lợi ích từ sau khâu trồng trọt đem lại cho người trồng cà phê và nền kinh tế đất nước chưa tương xứng với vị thế của cây cà phê Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận