Hiện trường công trình xây dựng khu vực dưới chân cầu Thuận Phước - Ảnh: TẤN LỰC
* Ông Nguyễn Quang Nga (nguyên chủ tịch Hội Nông dân Đà Nẵng): Phản quy luật phát triển
Việc lấn sông Hàn để làm các dự án nhà ở, nhà cao tầng là phản lại quy luật của phát triển. Nó không chỉ ảnh hưởng đến dòng chảy mà còn gây hệ lụy cho không gian đô thị, cảnh quan, môi trường.
Hơn chục năm trước khi tôi còn là đại biểu HĐND TP đã từng phản ứng khi có ý tưởng các dự án lấn sông ở quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ. Nhưng thời điểm đó các ý kiến không được tôn trọng, dân cứ nói mặc dân còn cơ quan chức năng vẫn cấp phép để nhà đầu tư lấn sông làm dự án.
Theo tôi, cần phải mạnh dạn rà soát, chấn chỉnh các dự án lấn sông này.
* Một cán bộ đang công tác ở Đà Nẵng (đề nghị không nêu tên): Không nên bán bờ sông chỉ để xây biệt thự
Theo quy hoạch chung phát triển đô thị trên thế giới, các nước thường dành khoảnh đất 2 bên bờ sông làm không gian đô thị chung để phục vụ cộng đồng. Rất hiếm nơi người ta lấn sông để phát triển đô thị vì nó không thuận theo sự phát triển bền vững của một đô thị văn minh.
Lãnh đạo Đà Nẵng cần phải xem lại công tác quy hoạch, quản lý đất đai, sông ngòi. Không nên bán bờ sông cho các nhà đầu tư chỉ để xây dựng biệt thự phục vụ nơi ở cho một bộ phận cư dân rất nhỏ mà bỏ qua lợi ích của cộng đồng, phá vỡ quy luật dòng chảy của tự nhiên.
* Luật sư Đỗ Thành Nhân (nguyên ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng): Rà soát
Việc lấn sông Hàn ở nhiều khu vực đã diễn ra từ lâu, đó là chủ trương và được cấp phép từ nhiều năm. Việc lấn sông tại dự án Marina Complex nằm ở bờ đông sông Hàn (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) là một điển hình cho sự phát triển đô thị bất chấp quy luật của tự nhiên.
Lãnh đạo Đà Nẵng cần rà soát lại các dự án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thuận theo tự nhiên để Đà Nẵng xứng đáng là "thành phố môi trường" như cách tuyên truyền đến với người dân lâu nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận