14/04/2018 21:31 GMT+7

Căn nguyên 'bệnh chiến binh Hồi giáo' tại Syria là do đâu?

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Tạp chí khoa học PLoS Neglected Tropical Diseases cho biết "căn bệnh của các chiến binh Hồi giáo" lây lan tại Iraq và Syria là từ nước láng giềng Iran thâm nhập vào.

Căn nguyên bệnh chiến binh Hồi giáo tại Syria là do đâu? - Ảnh 1.

Bệnh lở loét lây lan trên các tay súng thánh chiến được cho là do không chịu chữa trị - Ảnh: MIRROR

Nhưng bác sĩ ngoại khoa người Iran là Nasser Dehghani phát biểu với trang Sputnik của Nga rằng căn bệnh bí hiểm trên hoàn toàn không liên quan gì đến sự xuất hiện của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hay có xuất xứ từ Iran.

Vào tháng 4-2015, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin rằng những tay súng khủng bố IS và dân thường sống trong những vùng bị IS chiếm đóng trên lãnh thổ Syria và Iraq đang bị nhiễm một chứng bệnh phá hủy ngoài da có thể dẫn đến "thối rữa" da, nhất là da ở vùng mặt.

Tuy nhiên, bác sĩ Nasser Dehghani đã tiết lộ với Sputnik như sau: "Căn bệnh này không có liên quan trực tiếp đến lực lượng IS mà là do xung đột chiến tranh gây ra, những trận chiến đã phá hủy môi trường sinh thái trong khu vực, làm cạn kiệt nguồn lương thực dự trữ, phá nát nhà cửa và làm lụng bại nền kinh tế. Và hẳn nhiên là theo sau đó là những hệ lụy về sức khỏe, khiến căn bệnh này lây lan nhanh chóng".

Bác sĩ Nasser Dehghani cũng không đồng ý với lập luận rằng loài muỗi cát (tên khoa học là phlebotominae) mang mầm bệnh nói trên xuất phát từ Iran.

"Dịch bệnh này đã hoành hành tại Iraq và Syria từ rất lâu rồi. Nói chính xác thì đó là chứng lở loét da có tên là leishmaniose không gây chết người và tự khỏi", vị bác sĩ của Iran giải thích. 

Thế nhưng, do hoàn cảnh chiến tranh gây ô nhiễm môi trường nặng và điều kiện vệ sinh tồi tệ đã khiến căn bệnh này lây lan nhanh chóng thêm mà thôi.

Căn nguyên bệnh chiến binh Hồi giáo tại Syria là do đâu? - Ảnh 2.

Các tay súng sống ở môi trường vừa nguy hiểm vừa dơ bẩn - Ảnh: MIRROR

Bác sĩ cũng giải thích rằng căn bệnh này là do nhiễm ký sinh trùng gây bệnh leishmaniose sau khi bệnh nhân bị muỗi cát chích mà chính con muỗi đó cũng đã bị nhiễm bệnh sau khi chích một loài gặm nhấm bị nhiễm ký sinh.

Lở loét da là dạng thường gặp nhất của căn bệnh lở loét mang tên chung là leishmaniose, nhưng dạng đặc thù là lở loét tạng thì nguy hiểm hơn khi các ký sinh trùng đã thâm nhập vào các cơ quan nội tạng. 

Hiện tượng nhiễm trùng xuất hiện qua các vết đỏ trên da vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị muỗi cát chích. Nhưng nhiễm trùng cũng có thể phá hủy gan và lách gây thiếu máu. Nếu không điều trị kịp thời, các vết thương có thể sẽ lên sẹo vĩnh viễn.

Trong trường hợp leishmaniose nội tạng, bệnh nhân có thể bị hoại tử toàn thân, thậm chí bên trong cơ thể và khi đó có thể tử vong sau 20- 30 ngày.

Một nguyên nhân nữa là do các chiến binh IS không đi khám bệnh để điều trị nên căn bệnh này đã lây lan rất nhanh chóng.

Các chủng loại vắc-xin đầu tiên phòng "bệnh của những chiến binh Hồi giáo" đã được thử nghiệm từ tháng 2-2017 và hiện đang được hoàn thiện để hiệu quả hơn với các trường hợp nhiễm bệnh mới tại Syria và Iraq.

TƯỜNG NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp