23/10/2018 09:10 GMT+7

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường

TẤN LỰC
TẤN LỰC

TTO - Trong những bếp lò nấu đường mía cuối cùng của huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam), những người thợ vẫn miệt mài với công việc chắt chiu từng giọt đường được bao đời cha ông truyền lại.

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 1.

Một mẻ đường sau khi được rót ra bát thiết định hình - Ảnh: TẤN LỰC

Dù giờ đây, những bát đường làm thủ công không cạnh tranh được với đường trắng của các nhà máy nhưng họ không đành bỏ nghề, bỏ bếp lò nguội lạnh.

Mùa này, ở huyện Quế Sơn, những lò nấu đường mía cuối cùng cũng đang cố vét số mía nguyên liệu ít ỏi còn lại để nấu ra bát đường mía ngọt ngào đậm mùi quê hương.

Do thiếu nước sản xuất, vùng trồng mía lớn nhất tỉnh này ngày một dần thu hẹp. Thế nhưng những cây mía lớn lên nơi đất khô cằn, thân nhỏ, đốt dày nhưng ẩn chứa trong thân thứ nước ngọt lịm.

Những dòng nước ngọt quý giá sau xay ép trải qua hàng giờ cô đặc trên lửa dần chuyển thành thứ đường non sóng sánh trước khi được rót ra bát. Hành trình từ cây mía đến bát đường qua bàn tay lao lực của người thợ lò cực nhọc nhưng thật đẹp.

Ở lò nấu đường, tất thảy mọi người cần mẫn như con ong vắt mật, làm việc với lòng trân quý cái nghề truyền thống mà cha ông truyền lại.

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 2.

Lò nấu đường mía của ông Trần Đình Hai ở xã Phú Thọ (Quế Sơn, Quảng Nam). Đây là một trong số ít lò nấu đường còn đỏ lửa ở vùng này - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 3.

Mía được đưa vào máy ép ra nước trước khi đem đi nấu thành đường. Sau một ngày lao động vất vả, những phụ nữ này được nhận tiền công khoảng 150 ngàn đồng - Ảnh: TẤN LỰC

Bãi xác mía chất thành đống lớn. Một ngày, lò của ông Hai có thể tiêu thụ 7 tấn mía.

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 4.

Bãi xác mía ép xong chất thành đống lớn. - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Hữu Tứ (60 tuổi) nhồi củi vào bếp lò. Dãy lò gồm 4 chảo lớn bên trên liên tục cô đặc nước mía - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 6.

Khi mẻ đường vừa tới, ông Cao Tấn Hà (60 tuổi), một thợ nấu đường có 40 năm kinh nghiệm, dùng gàu rót ra lon thiếc cho người dân mua đường non - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 7.

Thợ nấu đường tranh thủ ăn bữa trưa bằng mấy miếng bánh tráng nhúng đường. Món này bổ sung nhiều năng lượng cho người thợ lao động trong điều kiện nóng nực của bếp lò - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 8.

Bánh tráng nhúng đường non cũng là món ăn ưa thích của bà con quanh vùng. Mỗi chiếc bánh nhúng đường bà con sẽ trả cho chủ lò 5.000 đồng - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 9.

Chị Trương Thị Thùy Trang (25 tuổi), xã Bình Quý (Thăng Bình, Quảng Nam) với mẻ bánh tráng nhúng đường trên tay. Chị Trang cho biết những chiếc bánh này đã được khách tại TP.HCM và Đà Nẵng đặt trước - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 10.

3 người thợ khuấy mẻ đường dẻo lại trước khi rót ra bát thiết - Ảnh: TẤN LỰC

Cần mẫn chắt chiu từng giọt đường - Ảnh 11.

Khi nguội, đường cứng lại và được đưa đi bán tại các huyện quanh vùng - Ảnh: TẤN LỰC


TẤN LỰC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp