19/09/2023 11:45 GMT+7

Cần lập lại niềm tin cho nhà đầu tư để khôi phục các động lực tăng trưởng

LÊ THANH
và 1 tác giả khác

Giải pháp góp phần khôi phục các động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế là đẩy nhanh sự hồi phục của các thị trường chứng khoán, bất động sản và trái phiếu để lập lại niềm tin, giúp tăng tiêu dùng và đầu tư.

Ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị cần lập lại niềm tin cho nhà đầu tư để khôi phục các động lực tăng trưởng của nền kinh tế - Ảnh: CTV 

Ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị cần lập lại niềm tin cho nhà đầu tư để khôi phục các động lực tăng trưởng của nền kinh tế - Ảnh: CTV

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023, ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho rằng nền kinh tế đang đứng trước nhiều thách thức lớn, có những mặt còn trở nên nghiêm trọng hơn so với năm trước.

Kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều "cơn gió ngược"

Nêu thách thức đối với nền kinh tế, ông Thắng cho rằng Việt Nam đã phải đối diện với nhiều "cơn gió ngược" từ bên ngoài, khiến đứt gãy chuỗi cung ứng và biến động giá cả của các mặt hàng chiến lược.

Trong khi đó, các vấn đề bất cập tích tụ qua nhiều năm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán bộc lộ rõ hơn sau đại dịch COVID-19.

Thanh khoản thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Ngân hàng SCB phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt… đã ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, gây ra nguy cơ rủi ro hệ thống không nhỏ cho nền kinh tế vừa mới phục hồi mong manh.

"Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng những khó khăn không thể khắc phục chỉ trong một sớm, một chiều.

Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng; ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là nguy cơ lạm phát gia tăng vào cuối năm. 

Nguy cơ đổ vỡ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản chưa thể loại trừ.

Doanh nghiệp chưa thể đẩy nhanh phục hồi sản xuất, kinh doanh; ngay cả vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, xuất khẩu vẫn có thể gặp khó nếu các thị trường lớn trên thế giới rơi vào suy thoái" - ông khuyến cáo.

Do đó, chúng ta cần có những quyết sách chủ động, ứng phó linh hoạt, sáng tạo để duy trì đà tăng trưởng, có thể "lội ngược dòng" thành công.

Ông Thắng đề nghị đại biểu đến từ bộ ngành, các nhà khoa học thảo luận, tìm ra những giải pháp thực tiễn, khả thi, đột phá nhằm khôi phục các động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.

Cần khôi phục nhanh thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu

Cụ thể, ông Thắng đề nghị cần có giải pháp để đẩy nhanh sự hồi phục của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản để có tác động lan tỏa, tạo tín hiệu tích cực, lập lại niềm tin giúp tăng tiêu dùng và đầu tư.

Thực tiễn cho thấy cuối cùng là niềm tin chứ không phải các quy định hành chính mới quyết định khả năng kiểm soát rủi ro và ổn định thị trường trong những thời điểm nhạy cảm của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Nhận thức rõ điều này để có các chính sách phù hợp, phân loại rõ đối tượng, xác lập hoạt động cần hạn chế hay khuyến khích, điều hành thống nhất thay vì thay đổi giật cục.

Việc làm trong sạch thị trường cần đi đôi với tạo lập môi trường thuận lợi, công bằng để khuyến khích mọi chủ thể kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.

Phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Cùng với đề xuất trên, ông Thắng đặt vấn đề tháo gỡ những khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Bởi trải qua gần ba năm cầm cự, chống chọi với đại dịch, nguồn lực của các doanh nghiệp đã bị suy kiệt, lại thêm những biến cố gần đây trên thị trường tiếp tục bào mòn niềm tin, tinh thần và ý chí sản xuất, kinh doanh.

Quốc hội, Chính phủ đã khẩn trương ban hành nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ những rào cản, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là cần tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đưa những chính sách, giải pháp này vào cuộc sống.

Ở đây, có hai vấn đề được đặt ra. Đó là cần thống nhất cách hiểu và quy trình để hạn chế sự tùy tiện trong thực thi, tạo thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính. 

Mặt khác, cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến sự chậm trễ trong thực thi công vụ.

Doanh nghiệp kêu khó khăn hiện nay không khác thời COVID-19 bùng phát nặng nhấtDoanh nghiệp kêu khó khăn hiện nay không khác thời COVID-19 bùng phát nặng nhất

Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng khó khăn sẽ còn kéo dài. Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp, hiệp hội nhận định khó khăn hiện nay không kém thời COVID-19 bùng phát, vì vậy cần giải pháp mạnh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp