Sinh viên ngành Quản trị khách sạn tại VAAC trong ngày lễ tốt nghiệp |
“Mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới”, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Vũ Tuấn Cảnh phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây. Thế nhưng thực tế, nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, đảm bảo về lượng lẫn về chất thì thật sự rất “khan hiếm”.
Không ảo tưởng về nghề
Hiện nay số lượng sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị khách sạn - nhà hàng ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên, có một thực trạng là những suy nghĩ, quyết định của các bạn trẻ khi đến với ngành nghề này chưa thật sự đúng và chưa có sự tìm hiểu một cách kĩ lưỡng cũng như chưa xây dựng được cho bản thân một lòng yêu nghề sâu sắc.
Hầu hết các bạn sinh viên đến với ngành này có suy nghĩ sau khi ra trường sẽ trở thành quản lý hoặc nhân viên Sales - Marketing của một khách sạn 4-5 sao, được làm việc trong môi trường quốc tế…
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian theo học ở trường cũng như qua những đợt kiến tập, thực tập thực tế, hầu như các bạn đều cảm thấy bị bất ngờ thậm chí “vỡ mộng” với ngành mình đã chọn và đầu tư theo học.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với nghề pha chế |
Nguyên nhân trước hết là do các bạn chưa bao giờ tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế cũng như chưa trang bị cho mình được những kiến thức xác thực nhất về các ngành nghề nên cũng chưa có được sự lựa chọn khối ngành học phù hợp.
Thứ nhì là tư tưởng “thích làm thầy hơn làm thợ”. Khi học ở trường, phần nhiều kiến thức của các bạn thiên về quản lý khách sạn nhà hàng nhưng đến khi thực tập thì các bạn phải làm những bộ phận như phục vụ phòng (Housekeeping), phục vụ nhà hàng, phục vụ tiệc (Food and Beverage)...
Công việc thực tập thực tế cực nhọc, áp lực nên các bạn sinh viên dễ chán nản và hụt hẫng. Điều đó hình thành nên suy nghĩ chọn sai ngành nghề, đi sai đường trong các bạn khi thực tế cho thấy, chỉ có trải qua thời gian “làm thợ” để rèn luyện tay nghề cũng như tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm thì các bạn mới có thể “làm thầy” được.
Ngoài ra, một nhân viên thuộc lĩnh vực khách sạn, nhà hàng ngoài việc học kiến thức chuyên môn, rèn luyện ngoại ngữ...cũng cần phải có những đức tính như chịu đựng áp lực cao, tỉ mỉ, tự tin...và cả sức khỏe tốt.
Sinh viên ngành quản trị khách sạn nhà hàng trong giờ thực hành Nghiệp vụ pha chế |
Chọn môi trường tốt để học tập: Điều quan trọng
Hiện nay hầu hết các trường đào tạo sinh viên khoa Du lịch, chuyên ngành quản trị khách sạn nhà hàng thường chú trọng lý thuyết hơn thực hành. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là để có một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng thì đòi hỏi phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ chuyên ngành cho sinh viên.
Trên địa bàn TP.HCM, chỉ có một số ít trường đạt tiêu chuẩn quốc tế hoặc có trang bị những cơ sở vật chất chuyên môn (phòng học lễ tân, bartender, buồng phòng, nhà hàng, bếp...) cho việc đào tạo ngành học. Điều đó cũng gây ảnh hưởng và phần nào làm giảm đi chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn cao.
Sinh viên ngành quản trị bếp trong giờ thực hành nấu ăn Âu Á |
Song song đó, chất lượng dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành du lịch ở một số trường đại học vẫn chưa đủ tiêu chuẩn. Nhiều sinh viên ra trường mà vẫn chưa có một vốn liếng dồi dào về ngoại ngữ thì khó để thăng tiến trong một môi trường làm việc mang tính quốc tế.
Muốn làm quản lý tốt trước hết phải là nhân viên giỏi
“Học quản trị khách sạn nhà hàng ra làm gì” là câu hỏi mà các bạn trẻ hay thắc mắc. Ngay cả các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô trong ban tư vấn trường PTTH cũng khá mơ hồ về ngành nghề này..
Để trả lời câu hỏi này, thầy Nguyễn Lê Nhật Thanh, Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc giải đáp như sau:
Học Quản trị khách sạn ra để làm Quản lý nhà hàng, khách Sạn hoặc để kinh doanh.
Thế nhưng, trước khi trở thành SẾP, bạn phải là NHÂN VIÊN.
Quản trị khách sạn - Nghề có sức hút mạnh mẽ |
Nếu học các chương trình ngắn hạn như pha chế rượu, phục vụ bàn, bếp, tiếp tân… thì sau 3 đến 4 tháng của khóa học, bạn có thể đi làm ngay.
Còn nếu các bạn học chương trình chính qui 2 năm lớp Quản Trị khách sạn thì sau các môn học nghiệp vụ, bạn cũng có thể bắt đầu đi làm từ 4 tiếng để lấy kinh nghiệm và có tài chính để trang trải cuộc sống. Thông thường, công việc của một sinh viên đang theo học là nhân viên phục vụ bàn, quầy bar hoặc bếp.
Sang các học kỳ năm 2, bạn sẽ được học các môn quản trị khách sạn. Với kinh nghiệm, kiến thức, tiếng Anh, bạn có thể tự tin đảm nhiệm vị trí quản lý sau 2 năm học ở trường. Không nên đợi đến khi tốt nghiệp mới xin việc làm vì lúc bấy giờ, các nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải có thâm niên và chưa kể bạn có thể bị cạnh tranh với các ứng viên trẻ tuổi khác.
Du lịch phát triển và vì thế các ngành nghề phụ trợ như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cũng phát triển đồng bộ, vì thế, cơ hội việc làm, khởi nghiệp rất nhiều.
Tuy nhiên, để có thể gắn bó với ngành dịch vụ này, điều đầu tiên bạn phải yêu nghề, có tinh thần hiếu khách, lấy việc phục vụ khách hàng làm niềm vui. Bện cạnh những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, các bạn trẻ phải có kỹ năng giao tiếp, thấu hiểu tâm lý khách hàng...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận