26/01/2021 09:33 GMT+7

Cân đối bài toán kinh tế - môi trường

NHẬT ĐĂNG ghi
NHẬT ĐĂNG ghi

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ về nhận định, kỳ vọng vào Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đại sứ Pháp và phó đại sứ Anh nêu vấn đề phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tạo ra thách thức mới.

Cân đối bài toán  kinh tế - môi trường - Ảnh 1.

Người dân tham gia trồng cây trong lễ phát động chiến dịch Du lịch xanh Phú Quốc - Ảnh: T.T.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery:

Hi vọng vào sự phát triển bền vững

Cân đối bài toán  kinh tế - môi trường - Ảnh 2.

Tôi hi vọng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển một cách bền vững. Đặc biệt, biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu mà chúng ta phải cùng nhau vượt qua. Pháp cũng hi vọng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục vai trò tích cực của mình như một chủ thể trong cộng đồng quốc tế tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong khối ASEAN, trong Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và tiếp tục phát triển các đối tác với Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Pháp.

Việt Nam đã thành công trong việc hoàn thành và thậm chí vượt những mục tiêu đã đề ra. Sau năm đặc biệt vừa qua, thách thức cho những tháng tới và những năm tới chính là khống chế dịch bệnh và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi và tái mở cửa. Pháp sẽ luôn cam kết đồng hành với Việt Nam.

Phó đại sứ Anh tại Việt Nam Marcus Winsley:

Việt Nam đầy khát vọng

Cân đối bài toán  kinh tế - môi trường - Ảnh 3.

Bản thân tôi và đồng nghiệp của tôi ở đại sứ quán, đồng nghiệp tại London, và tôi nghĩ cũng như các đồng nghiệp ở Hà Nội nữa, đều công nhận rằng Việt Nam là một quốc gia đầy khát vọng, Đảng là một tổ chức đầy khát vọng. Cam kết của họ đối với các mục tiêu cụ thể đã nêu tại cuộc họp là rất rõ ràng.

Điểm tôi mong muốn lần này là vấn đề biến đổi khí hậu. Việt Nam có tiềm năng tuyệt vời trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Và như các bạn đã nói, Việt Nam cũng là quốc gia mong manh trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy tôi cho rằng Đảng sẽ dành sự tập trung cho vấn đề này. Bài toán của các bạn sắp tới là cân bằng giữa phát triển kinh tế và mối quan tâm dành cho môi trường.

GS Julien Chaisse (Trường luật thuộc ĐH Hong Kong, chuyên gia quan sát thương mại khu vực và Việt Nam):

Thành quả 2021 - 2025 là nòng cốt

Quan sát các mục tiêu mà dự thảo văn kiện đưa ra, tôi thấy giới lãnh đạo Việt Nam đặt trọng tâm kinh tế - thương mại sắp tới vào việc kích thích sự tăng trưởng vốn đang lệ thuộc vào xuất khẩu, một nhiệm vụ được đặt ra ngay sau cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Nhiệm vụ này cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không làm gián đoạn thương mại với Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt sau khi phía Mỹ có cuộc điều tra và dán nhãn thao túng tiền tệ với Việt Nam.

Kết quả cho giai đoạn 2021 - 2025 sẽ quyết định các mục tiêu cho năm 2030 và 2045.

Các diễn biến quốc tế cũng cần được tính đến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong mọi trường hợp, để đạt được các mục tiêu ngắn hạn hơn, Việt Nam sẽ cần đảm bảo người tiêu dùng Mỹ và các nước tiếp cận tốt hơn, đồng thời giảm bớt lo ngại về thặng dư thương mại ngày càng tăng với Mỹ.

Kinh tế tuần hoàn tạo ra lợi ích môi trường Kinh tế tuần hoàn tạo ra lợi ích môi trường

TTO - Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF6) đang diễn ra tại Đà Nẵng đã phát đi thông điệp kêu gọi các quốc gia cần thay đổi hệ thống sản xuất lương thực, phát triển đô thị, năng lượng và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

NHẬT ĐĂNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp