07/04/2025 09:02 GMT+7

Cần đẩy mạnh số hóa ngành du lịch

Với các tiện ích từ số hóa, nhiều doanh nghiệp Việt đôi khi lúng túng với những yêu cầu mới của du khách.

số hóa - Ảnh 1.

Du khách thích thú khi tham quan trên đường phố trung tâm TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Theo nhiều chuyên gia, số hóa du lịch không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là chiến lược phát triển cần phải đồng bộ với nhiều giải pháp khác nhau.

Bất ngờ với yêu cầu của khách

Anh Đ.N.H. (điều hành tour du lịch của một công ty du lịch ở đường An Dương Vương, quận 5, TP.HCM) kể trong một lần hướng dẫn đoàn khách Canada đến TP.HCM, đoàn khách yêu cầu mở app của công ty để... vào tìm hiểu món ăn, điểm đến nội thành.

"Thật sự lúc đó tôi lúng túng, vì công ty không có app riêng. Chỉ đơn thuần là website và Facebook giới thiệu rao bán tour, hình ảnh khách du lịch… 

Nhân viên tự linh hoạt vận dụng kỹ năng điều hành để làm sao phục vụ được khách", anh Đ.N.H. kể và cho biết "đến khổ" vì đoàn khách Canada gồm 20 người gốc Hoa đưa yêu cầu khó nhưng họ nghĩ đương nhiên doanh nghiệp Việt phải đáp ứng: có app của công ty, chuyên về món ăn của người Hoa ở khu Chợ Lớn (quận 5), chỉ để "click chuột" vào chọn, trải nghiệm số.

Anh nói thêm về khó khăn: "Khách du lịch quốc tế chỉ tin và tìm những gì theo độ rating (sự quan tâm của nhiều người - PV) trên mạng, trên Google. Hướng dẫn viên người thật việc thật giới thiệu, không hiệu quả và rất khó để thuyết phục khách".

Trong khi đó, ông Từ Kiến Thành, giám đốc Công ty du lịch Liên Bang, cho biết doanh nghiệp nhỏ ứng dụng các công nghệ mới như: 360, 3D, flycam, mapping… để gia tăng lượng khách du lịch ảo là gần như không có.

Ông Thành dẫn ra: "Lúc trước nếu khách hỏi thì nhân viên gửi file gói sản phẩm du lịch, tư vấn bằng tin nhắn, hộp thư. Còn bây giờ, những doanh nghiệp nhỏ tiến tới việc tự hệ thống hóa, sử dụng inbox AI trên mạng xã hội. Nó giúp lược gọn một phần công việc thủ công. Với các doanh nghiệp nhỏ, đây đã là hiện đại, là số hóa rồi".

Ông Thành thừa nhận thực trạng các doanh nghiệp du lịch, lữ hành chỉ dừng ở hô hào với việc nâng trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số. Lý do, theo ông Thành: "Doanh nghiệp không làm được hoặc chưa làm đến nơi đến chốn vì nguồn tài chính yếu, vì chưa thực sự có chiến lược bài bản nên mới mạnh ai nấy làm".

Cần dữ liệu dùng chung

Bà Nguyễn Thùy Dương, thành viên hội đồng cố vấn chuyên môn khối ngành du lịch và khách sạn, ĐH Anh Quốc Việt Nam, lại chia sẻ bài học thành công: Một doanh nghiệp du lịch rất nhỏ ở phố cổ Hà Nội và một rất nhỏ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM, có chiến lược bán hàng rất mạnh. Nó không đến từ khai thác khách hàng trên mạng, từ online, mà đến từ offline khi chính khách du lịch đi qua cơ sở lưu trú.

Phía trước doanh nghiệp này luôn có mã QR, với tỉ lệ hài lòng rất cao. Khách quốc tế đi qua, muốn tìm hiểu nên đưa máy quét QR và nhận rất nhiều thông tin đủ để tin tưởng, để chốt sale, đặt dịch vụ tại đây. Như thế là họ đã vận dụng số hóa hiệu quả, trong khi không mất chi phí.

Vì vậy, bà Dương cho rằng tài chính của doanh nghiệp không quyết định việc số hóa. "Để gia tăng sự xuất hiện của thương hiệu thu hút lượng lớn khách hàng, doanh nghiệp cũng phải tính đến phương thức OMO (Online Merged Offline, kết hợp đan xen giữa trực tuyến và bán tại cửa hàng - PV). Tức biết chọn cách số hóa thông minh, đi từ thế mạnh của mình", bà Dương gợi ý.

Ngoài ra, theo bà Dương, số hóa giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng. Tại Việt Nam, tỉ lệ khách du lịch quay lại rất cao, trong khi bán sản phẩm du lịch cho khách cũ không mất quá nhiều chi phí quảng bá, marketing, thậm chí không mất tiền.

Ông Lê Trương Hiền Hòa, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, thừa nhận số hóa ngành du lịch đang rất thiếu đồng bộ, doanh nghiệp lớn đầu tư số hóa trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực và nhiều yếu tố khác bị hạn chế.

Ông Hòa cho rằng hiện ở TP.HCM nói riêng chưa thống nhất nền tảng chuyển đổi số du lịch, doanh nghiệp lớn tự xây dựng hệ thống riêng, doanh nghiệp nhỏ thì thuê chuyên gia gia công hoặc… vẫn thủ công.

"Ngành du lịch cần thống nhất cơ sở dữ liệu dùng chung để chia sẻ cho các doanh nghiệp. Ngành du lịch TP đang phối hợp với ban chỉ đạo của Công an TP.HCM, liên thông Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tạo ra cơ sở dữ liệu riêng cho doanh nghiệp dùng chung. Đây là nguồn tài nguyên lớn", ông Hòa nói về hướng đi trong số hóa của ngành du lịch.

Đại lý du lịch trực tuyến nội cũng thất thế

Thực tế, các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) Việt đang bị thua thế trước OTA ngoại. Vì về sản phẩm, các đại lý du lịch trực tuyến ngoại cung cấp loạt dịch vụ từ khách sạn, vé máy bay đến tour du lịch, bảo hiểm...; đa dạng các phương thức thanh toán. Trong khi đó, các OTA nội chỉ tự động hóa một phần quy trình, nhiều công việc phải "chạy bằng cơm".

Cần đẩy mạnh số hóa ngành du lịch - Ảnh 2.Sa Pa, Cát Bà được tìm kiếm nhiều nhất đầu năm 2025

Sa Pa và Cát Bà là hai cái tên đứng đầu danh sách những thị trấn nhỏ được du khách tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong tháng 1-2025.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp