31/08/2016 12:11 GMT+7

​Cần có lộ trình để chấm dứt việc tổ chức dạy thêm - học thêm

HẢI QUÂN
HẢI QUÂN

TTO - Đó là đề nghị của các cán bộ quản lý giáo dục tại buổi khảo sát về tình hình dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM của HĐND TP tại Sở GD-ĐT TP sáng 31-8.

Ông Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi thảo luận với Ban Văn hóa - xã hội của HĐND TP vào sáng 31-8 - Ảnh: Hải Quân
Ông Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi thảo luận với Ban Văn hóa - xã hội HĐND TP sáng 31-8 - Ảnh: Hải Quân

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, việc dạy thêm - học thêm về cơ bản có thể chia thành 2 dạng. Dạng thứ nhất xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Dạng này chiếm đa số.

Dạng thứ hai không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh. Đây là hiện tượng dạy thêm - học thêm biến tướng. Dạng này thực tế tuy có nhưng chiếm tỉ lệ không cao, chỉ dưới 10%.

Tại buổi thảo luận, ông Nguyễn Mạnh Trí - đại biểu HĐND TP - cho rằng sở cần phải quyết liệt đề xuất với Bộ GD-ĐT về việc giảm tải, bởi hiện nay chương trình mang tiếng giảm tải nhưng vẫn phải đảm bảo chương trình khung của bộ.

"Nhiều kiến thức có phần không cần thiết nằm trong diện “bỏ thì thương, vương thì tội” khiến chương trình học vẫn còn nặng. Hơn thế, đề thi THPT như những năm gần đây có sự phân hóa. Do đó, Sở GD-ĐT cần phải tính toán lộ trình thật kỹ về việc thực hiện chấm dứt dạy thêm học thêm trong nhà trường để đảm bảo chất lượng”, ông Trí nói.

Đồng quan điểm, cô Bùi Minh Tâm - hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) - nói: “Với cách thi cử thế này, việc chấm dứt dạy thêm sẽ khiến chất lượng học sinh đi xuống. Đặc biệt trong bối cảnh cách thi, chương trình không thay đổi trong khi mặt bằng đầu vào của mỗi trường khác nhau. Nhu cầu học thêm là cần thiết với mặt bằng đó".

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương, hiệu trưởng Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh) cũng cho rằng quy định cấm dạy thêm học thêm trong nhà trường hơi đột ngột. Điều này ảnh hưởng nhiều tới các trường ngoại thành trong việc quản lý, nhất là đối với việc quản lý việc dạy thêm bên ngoài.

“Tôi không muốn cùng chính quyền địa phương đến tận nhà giáo viên để xử lý vi phạm. Hơn thế, việc này sẽ tạo sự phân biệt giữa học sinh giàu và nghèo. Vấn đề an toàn giao thông, quản lý con em của phụ huynh sẽ gặp nhiều bất cập” - cô Chương phát biểu.

Ngoài ra, nhiều đại biểu, hiệu trưởng băn khoăn việc cấm dạy thêm trong trường thì khi việc học thêm đưa ra cơ sở ngoài, vấn đề học phí, quản lý sẽ có nhiều khó khăn.

Về vấn đề này, ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT - cho biết hiện TP.HCM có khoảng 800 trung tâm, cơ sở bồi dưỡng văn hóa. Nhiều trung tâm thuê mướn cơ sở vật chất của nhà trường. Nếu việc cấm dạy thêm - học thêm trong nhà trường diễn ra thì cũng đồng nghĩa ngưng luôn việc thuê mướn này.

“Không có cơ sở vật chất nào tốt bằng cơ sở vật chất của nhà trường, ngoài trừ một số trung tâm ngoại ngữ được đầu tư bài bản, nhưng số này chỉ đếm trên đầu ngón tay” - ông Sơn thừa nhận.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng nếu các tỉnh thành khác được dạy thêm, còn TP.HCM ngưng lại thì liệu chất lượng sẽ giảm hơn các tỉnh, thành khác...

HẢI QUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp