01/10/2021 13:01 GMT+7

Cần có chính sách mạnh, ‘tiền tươi thóc thật’ hỗ trợ doanh nghiệp

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Theo đề xuất của các chuyên gia, để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh thì ngoài việc kéo dài thời gian áp dụng các chính sách hiện tại, cần phải có chính sách mạnh mẽ, thực chất bằng ‘tiền tươi thóc thật’.

Cần có chính sách mạnh, ‘tiền tươi thóc thật’ hỗ trợ doanh nghiệp - Ảnh 1.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19, các chuyên gia đề xuất cần có chính sách hỗ trợ thực chất hơn thay vì chỉ giãn nộp thuế, tiền thuê đất - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Phát biểu tại diễn đàn chính sách về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do tác động của đại dịch COVID-19 do tạp chí Hải Quan tổ chức sáng 1-10, ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, kiến nghị cần có thêm chính sách "tiền tươi thóc thật" hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Lý do, theo ông Tuấn, chính sách về thuế hỗ trợ doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức hoãn, giãn thời gian nộp chứ chưa giảm, vì vậy, hết thời gian giãn nộp, doanh nghiệp sẽ phải nộp tiền thuế được gia hạn trước đó.

"Suy cho cùng, gánh nặng tài chính vẫn treo lơ lửng. Nên doanh nghiệp mong mỏi cần chính sách hỗ trợ bằng tiền tươi thóc thật" - ông Tuấn đề nghị.

Ông Tuấn nói thêm, với tác động của đại dịch COVID-19, khó khăn của doanh nghiệp còn kéo dài đến ít nhất sang đầu năm sau. Do đó, bên cạnh việc kéo dài thêm các chính sách hỗ trợ như gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất…, thì cần có thêm các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, giám đốc văn phòng Ban nghiên cứu phát trển kinh tế tư nhân, bày tỏ "nguyện vọng lớn nhất của doanh nghiệp là được hoạt động".

Theo bà Thủy, để hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đặt doanh nghiệp là chủ thể chính của sự phục hồi kinh tế chứ không phải đặt doanh nghiệp trong vai nhận sự hỗ trợ, được giải cứu.

Góp ý cho chính sách phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, bà Thủy cho rằng Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế nên nghiên cứu đề xuất chính sách giảm thuế, phí, lệ phí để kích cầu nền kinh tế.

Chẳng hạn, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước áp dụng nửa cuối năm 2020 là "bài học rất tốt". 

Theo Tổng cục Thuế, số tiền tăng thu cho ngân sách nhà nước qua giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước lên tới hơn 11.000 tỉ đồng.

Liên quan đến miễn giảm lãi suất cho vay, ông Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, kiến nghị sớm có sự vào cuộc của chính sách tài khóa.

Để có nguồn lực giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn, Chính phủ có thể xem xét phát hành trái phiếu, vay của ngân hàng trung ương như các nước đang làm chứ không thể dùng mãi chính sách tiền tệ.

Thực tế, để chia sẻ với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các tổ chức tín dụng đã giảm lợi nhuận tổng cộng là 28.000 tỉ đồng, trong đó 26.000 tỉ đồng là giảm lãi suất cho vay và khoảng 2.000 tỉ đồng là giảm phí.

Từ nay đến hết năm, các tổ chức tín dụng cam kết giảm tiếp khoảng 16.000 tỉ đồng nữa để chia sẻ khó khăn với khách hàng.

Ngoài chính sách hỗ trợ, theo các chuyên gia, thủ tục áp dụng cũng cần phải được thiết kế thật đơn giản, dễ áp dụng, đừng để doanh nghiệp phải cân nhắc giữa số tiền được hỗ trợ với thời gian và công sức mà doanh nghiệp bỏ ra có đáng phải làm hay không.

Phải giảm gánh nặng thuế, phí Phải giảm gánh nặng thuế, phí

TTO - Ngoài việc hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh, các chính sách cũng phải góp phần chia khó với người làm công ăn lương, kích thích tiêu dùng... và đặc biệt là phải thiết thực hơn thay vì chỉ có giá trị trên giấy.

LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp