02/12/2006 10:06 GMT+7

Cần có chính sách huy động đội ngũ giáo viên có trình độ cao

PHƯƠNG NGUYÊN thực hiện
PHƯƠNG NGUYÊN thực hiện

TT - Vào đầu năm 2006 Chính phủ đã có quyết định số 20 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL đến năm 2010.

R0wY64zb.jpgPhóng to
Cơ sở vật chất cần phải được đầu tư hơn nữa để nâng cấp chất lượng giáo dục ĐBSCL ngang tầm với các vùng miền khác đến năm 2010 - Ảnh: P. Nguyên
TT - Vào đầu năm 2006 Chính phủ đã có quyết định số 20 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL đến năm 2010.

Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông HUỲNH PHONG TRANH, phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, khi ông vừa kiểm tra tình hình thực hiện quyết định số 20.

* Trước khi có quyết định tình trạng giáo dục tại ĐBSCL được đánh giá như thế nào, thưa ông?

- Như Bộ GD-ĐT từng nhận định, một số yếu kém của giáo dục - đào tạo ĐBSCL đã được phát hiện từ trước, nhất là sau khi có hội nghị giáo dục và đào tạo ĐBSCL lần 1 (tổ chức vào tháng 1-1999 tại Tiền Giang). Nhưng mọi việc chậm được khắc phục, kết quả chuyển biến còn chưa rõ rệt. So với mặt bằng giáo dục - đào tạo của cả nước thì khu vực này được xếp vào bậc thấp nhất. Qui mô giáo dục chưa tương xứng với tầm vóc và vị trí chiến lược của vùng. Số học sinh tiểu học, THCS và THPT tính trên 1.000 dân đều thấp hơn các vùng miền khác.

Mạng lưới trường lớp còn thiếu và chưa hợp lý, số dân trên trường nghề và trường đại học cũng còn hạn chế. Nếu đồng bằng sông Hồng khoảng trên 327.000 dân có một trường đại học thì ĐBSCL con số này khoảng 3.300.000 và bình quân chung toàn quốc là khoảng 900.000 dân có một trường đại học.

mxhTotZv.jpgPhóng to

Ông Huỳnh Phong Tranh, phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

* Còn sau gần một năm được “tiêm liều thuốc” tình hình có chuyển biến khả quan hơn?

- Đúng là sau khi Chính phủ có quyết định số 20 về phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề cho vùng ĐBSCL thì tình hình giáo dục và lao động qua đào tạo nghề có bước chuyển biến rõ nét hơn trước đây. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 9-2006 toàn vùng đã xây dựng được trên 11.000 phòng học để xóa ca ba, phòng học tạm thời, xuống cấp. Tổng số vốn để thực hiện việc này vào khoảng trên 1.600 tỉ đồng.

Các chỉ tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề cũng đang được nâng lên. Tỉ lệ huy động trẻ em đến lớp mẫu giáo năm 2005-2006 tăng từ 67% lên 79,57% so với năm học trước. Đối với trung cấp chuyên nghiệp, đầu năm đến nay thành lập ba trường trung cấp mới, nâng tổng số lên 31 trường. Hệ đại học thành lập mới một trường ĐH tại Trà Vinh, ba trường cao đẳng và một phân hiệu ĐH Thủy sản tại Kiên Giang…

* Qua chuyến kiểm tra mới đây của đoàn (gồm Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Ban Khoa giáo T.Ư), ông thấy đã yên tâm về chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề?

- Như tôi đã nói, có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy Đảng về vấn đề giáo dục - đào tạo khi có quyết định số 20 của Thủ tướng. Nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Đó là mặc dù đã xây dựng mới nhiều phòng học để xóa ca ba, tre lá… nhưng hiện các tỉnh vẫn còn rất nhiều phòng học xuống cấp, như An Giang có 1.500 phòng, Vĩnh Long 900 phòng, Cần Thơ hơn 800 phòng… Các điểm trường mới xây thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị đồ dùng dạy học thiếu hụt trầm trọng, rất nhiều trường không có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên.

ĐBSCL được người ta ví như “chàng lực điền bị thiểu năng trí tuệ”. Có cơ thể khỏe mạnh, cường tráng vì là vựa lúa, vựa trái cây, thủy sản của cả nước, nhưng lại “thiểu năng” vì “bộ não” giáo dục được đánh giá thấp nhất trong tất cả chín vùng miền.

Chất lượng giảng dạy tuy được nâng lên nhưng cần phải được quan tâm hơn nữa, tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Đội ngũ giáo viên thiếu nhiều, nhất là cấp học mầm non, dạy nghề. Các địa phương có thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ này nhưng không kịp thời dẫn đến chất lượng giảng dạy còn chưa như mong đợi.

Từ đầu năm đến nay tỉnh An Giang đã thực hiện sàng lọc ra khỏi ngành 1.100 cán bộ, giáo viên chưa đủ chuẩn đào tạo và tiếp tục rà soát, đưa ra khỏi ngành những cán bộ, giáo viên tuy đủ chuẩn đào tạo nhưng thiếu năng lực, trách nhiệm, phẩm chất cũng như không thích nghi với yêu cầu đổi mới.

Đào tạo nghề còn những nhức nhối mà đoàn kiểm tra đã nhận ra. Đó là thiếu về số lượng trường đào tạo nghề, thiếu trầm trọng giáo viên dạy nghề, máy móc và thiết bị thực hành nhiều trường cũ kỹ, lạc hậu, sức đào tạo và chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, nhà trường và thị trường lao động chưa “kết nối” được với nhau…

Còn đào tạo đại học, số sinh viên trên 10.000 dân cũng thấp hơn các vùng miền khác; sự liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong vùng với các trường đại học khác, với các tỉnh trong vùng và với TP.HCM chưa rõ nét. Số cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chưa nhiều, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng mạng lưới trường lớp; số cán bộ có học hàm, học vị trên số dân cũng có tỉ lệ thấp hơn các vùng miền khác.

* Với những tồn tại ấy, là trưởng đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông sẽ làm gì?

- Chức năng của đoàn là kiểm tra, đánh giá, báo cáo và kiến nghị những vấn đề cần phải giải quyết lên Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, sẽ đề nghị T.Ư tăng tỉ lệ đầu tư từ ngân sách cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề phù hợp với quyết định số 20; cần có chính sách đào tạo, thu hút và phát huy nhân tài, đội ngũ giáo viên có trình độ cao cho ĐBSCL để nâng chất lượng giảng dạy.

Có chính sách ưu tiên trong lĩnh vực dạy nghề, đồng thời cần đào tạo nhanh đội ngũ giáo viên này cũng như đầu tư trang thiết bị, phòng chức năng thực hành, thí nghiệm. Có chính sách phù hợp để huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục, kêu gọi các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho vùng ĐBSCL…

* Xin cảm ơn ông.

PHƯƠNG NGUYÊN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp