Sáng 28-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật thú y. Muốn đối phó hữu hiệu cần sự huy động nguồn lực của nhiều cấp, nhiều ngành, áp dụng nhiều giải pháp.
Tuy nhiên, trong dự thảo luật chỉ nêu duy nhất tại một điều về chương trình khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, giữa động vật và người gồm ba khoản, diễn đạt chưa hết nửa trang giấy.
“Tôi cho rằng quan niệm như vậy là chưa coi trọng đúng mức sự nguy hiểm của dịch bệnh lây từ động vật sang người” - ông Thắng nói.
Về thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng với thực tế điều kiện nhân lực hiện nay thì không nên giao cấp xã. Thực tế cho thấy việc công bố dịch có tác động rất mạnh đến phát triển kinh tế và trật tự, ổn định xã hội ở địa phương, cần được xem xét, quyết định hết sức cẩn trọng.
Ở cấp huyện còn rất khó khăn về các điều kiện đảm bảo việc công bố dịch như cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn, nhân lực thiếu và không đủ thẩm quyền để huy động nguồn lực cho phòng chống dịch. Với các lý do đó, việc giao thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn cho chủ tịch UBND tỉnh là phù hợp.
Để khắc phục hiện tượng giấu dịch, chậm công bố dịch như thời gian vừa qua, ông Minh đồng tình với kiến nghị của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường về việc cần bổ sung quy định về thời gian phải công bố dịch, trách nhiệm, chế tài đối với chủ tịch UBND tỉnh trong việc công bố dịch thiếu chính xác, thiếu kịp thời.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng cần quy định thẩm quyền công bố dịch cho UBND cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bởi vì việc công bố dịch là cần thiết, không nên che giấu, khi công bố cần căn cứ khoa học, rất thận trọng, chỉ sơ suất một chút sẽ giết chết cả ngành chăn nuôi của một huyện, một tỉnh hay một vùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận