18/06/2019 10:18 GMT+7

Cần cơ chế tài chính riêng để ĐBSCL 'cất cánh'

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Sáng nay (18-6), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì phiên thảo luận diễn đàn chuyên đề “Công tác quy hoạch, cơ chế điều phối vùng và thu hút vốn đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long".

Cần cơ chế tài chính riêng để ĐBSCL cất cánh - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn ĐBSCL năm 2019 khai mạc sáng nay tại TP.HCM.

Phát biểu mở đầu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các ý kiến thảo luận không cần đi nhiều vào các thách thức, tiềm năng thế mạnh nữa vì những cái đó đã rõ cả rồi.

Thay vào đó phải tập trung đưa ra giải pháp, quyết sách, "Làm sao để biết được trong 5 năm tới, ĐBSCL phải phát triển theo hướng nào, đối đầu với những thách thức về biến đổi khí hậu ra sao, để cả vùng đồng bằng có thể cất cánh được”- ông Dũng nhấn mạnh.  

Ông Dũng cũng cho rằng về nguồn lực, phải đưa ra được giải pháp thật hữu hiệu và căn cơ cho giai đoạn này. Cụ thể là cơ chế nào, nguồn vốn ở đâu? Cách thức nào để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nói thêm với cơ chế như hiện nay thì rất khó cho vấn đề điều phối vùng và thu hút vốn đầu tư vào ĐBSCL.

Cần cơ chế tài chính riêng để ĐBSCL cất cánh - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi với ông Ousmane Dione - giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tại hội thảo, Ông Dũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về mối liên kết vùng:

Giữa các tỉnh với nhau, giữa ĐBSCL với TP.HCM và với vùng trọng điểm phía Nam thế nào? Làm cách nào để các mối liên kết này phải có cơ chế điều phối hữu hiệu để phát huy hiệu quả. - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Tham gia phát biểu, ông Lê Quang Mạnh, chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho rằng: Vùng ĐBSCL là khu vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Việc quy hoạch, liên kết vùng bài bản, hiệu quả cũng là một yếu tố để thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn không hoàn lại cho ĐBSCL.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, về nguồn lực tài chính hiện chưa có nguồn vốn bố trí riêng cho các nhiệm vụ liên kết. Các quy định hiện hành chưa quy định ưu tiên xây dựng một cơ chế tài chính riêng cho hoạt động liên kết tại ĐBSCL. Vì thế việc huy động nguồn lực xã hội vào còn rất hạn chế.

Riêng quy định về việc ngân sách trung ương bố trí tối thiểu 10% so với tổng mức đầu tư cho các địa phương trong vùng để phát triển, các mối liên kết hiện vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân: quyết định này do Thủ tướng ban hành sau khi Quốc hội đã có nghị quyết về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu phục vụ cho liên kết cũng chưa hoàn thiện. Do vậy, các bên liên quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm căn cứ khoa học để ra các quyết định về vấn đề liên kết.

Từ thực tế đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế tài chính riêng cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra hỗ trợ đầu tư vào hoạt động liên kế vùng, chương trình, dự án liên kết vùng (từ nguồn ODA, vốn ưu đãi...) trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, tài nguyên nước… Đồng thời hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và điều phối vùng.

Ngân hàng thế giới đề nghị ĐBSCL giảm diện tích trồng lúa

TTO - Vùng đồng bằng nên sản xuất ít gạo hơn để giảm tác động môi trường, đồng thời thúc đẩy sản xuất gạo chất lượng cao và gạo đặc chủng. Phần đất còn lại sẽ dành để trồng các loại nông sản có giá trị cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp