18/12/2008 09:20 GMT+7

Cần cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển Hà Nội

X.LONG
X.LONG

TT - Ngày 17-12, thường trực Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội. Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hai nhiệm vụ trọng tâm của TP phải thực hiện sắp tới là ngăn chặn suy giảm kinh tế với nỗ lực cao nhất, đồng thời chú trọng các vấn đề quy hoạch, hạ tầng, đường sá sau khi hoàn tất việc mở rộng địa giới hành chính.

kYVIFNfj.jpgPhóng to
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - Ảnh: N.T.
TT - Ngày 17-12, thường trực Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội. Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hai nhiệm vụ trọng tâm của TP phải thực hiện sắp tới là ngăn chặn suy giảm kinh tế với nỗ lực cao nhất, đồng thời chú trọng các vấn đề quy hoạch, hạ tầng, đường sá sau khi hoàn tất việc mở rộng địa giới hành chính.

Theo Thủ tướng, giải pháp chung của Hà Nội là tạo mọi điều kiện để duy trì sản xuất song song với kích cầu đầu tư, tiêu dùng. Đặc biệt tổ chức điều hành phải quyết liệt, phù hợp tình hình mới. Thể chế, cơ chế phải mạnh mẽ, đổi mới. “Xây dựng hạ tầng kích cầu mà hai năm mới xong thủ tục, giải phóng mặt bằng lại thêm ba năm nữa thì kích gì được?” - Thủ tướng lưu ý.

Không đạt chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như tình hình kinh tế - xã hội của TP tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, Hà Nội cũng phải đương đầu với không ít khó khăn: lạm phát, giá cả tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội của TP. Đặc biệt, trận mưa lịch sử vừa qua gây úng ngập trên diện rộng làm thiệt hại cả người và của, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Ông Thảo cho biết năm 2008 tổng sản phẩm nội địa (GDP) của TP tăng 10,58%, mức tăng trưởng cao nhưng không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra tại thời điểm Hà Nội chưa thực hiện việc mở rộng. Tồn tại và bất cập vẫn còn rất nhiều như: quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu; quản lý đất đai lỏng lẻo; tiến độ, khối lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản không đạt kế hoạch.

Hầu hết các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đều chậm so với tiến độ. Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, xóa đói giảm nghèo chưa có giải pháp đồng bộ và công tác cải cách hành chính tuy có chuyển biến song còn nhiều quy trình thủ tục phức tạp, vướng mắc trong triển khai.

Đề xuất tăng thêm phó chủ tịch UBND quận, huyện

Trước đề nghị của Hà Nội xin tăng thêm biên chế và điều chuyển bớt lãnh đạo sở, ngành về quận, huyện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết xu hướng tăng thêm phó chủ tịch UBND và phó bí thư quận, huyện để giải quyết dôi dư cán bộ sau hợp nhất là cần thiết. Tuy nhiên, việc thêm chức danh phó chủ tịch UBND lại vướng do bị hạn chế bởi số lượng ủy viên UBND. Theo ông Tuấn, việc này không thể làm trái quy định của luật nên muốn bổ sung phó chủ tịch UBND, Hà Nội phải điều chỉnh số ủy viên UBND.

Những tồn tại, yếu kém này, theo ông Thảo, phải được khắc phục ngay trong thời gian tới khi dự báo tình hình kinh tế năm 2009 sẽ còn nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện Hà Nội vừa hoàn thành việc hợp nhất và trải qua trận ngập lụt lịch sử.

Nhiệm vụ của Hà Nội rất nặng nề khi năm 2009 phải cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, đồng thời phải tập trung nguồn lực để tổ chức các hoạt động kỷ niệm và chuẩn bị cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, theo ông Thảo, trong kế hoạch năm 2009 TP đặt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ với mức phấn đấu cao nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở mức 9,5-10% (thấp hơn chỉ tiêu đạt được năm 2008).

Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: Hà Nội phải đi đầu trong kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm. Chỉ tiêu TP đặt cao nhưng nếu không quyết liệt để nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ khó đạt khi năng lực cạnh tranh của Hà Nội hiện nay còn yếu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý sản xuất, xuất khẩu của Hà Nội sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, với thế mạnh về đất đai, tri thức, Hà Nội phải năng động, nêu gương cho cả nước trong việc khắc phục khó khăn. “TP phải chỉ đạo quyết liệt hơn cũng như có thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù và Chính phủ sẵn sàng phê duyệt để tăng tốc các dự án” - Thủ tướng gợi ý.

Quá tải hạ tầng trung tâm

Với hệ thống hạ tầng của Hà Nội vốn yếu kém và quá tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng băn khoăn khi trung tâm TP vẫn tiếp tục xây dựng thêm nhiều tòa nhà trong khi chủ trương cần thực hiện là di dời dần các bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất ra ngoại thành. “Hà Nội hiện nay đã mở rộng, có điều kiện về quỹ đất nên TP cần xem xét, giảm tới mức thấp nhất việc chất tải lên khu trung tâm và tránh tạo thêm xung đột giao thông ở khu vực này” - ông Dũng nói.

Riêng vấn đề quản lý quy hoạch, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Hà Nội phải siết chặt hơn nữa quản lý đô thị. “Cứ xây chen, chất tải mãi lên rất bất ổn, nay mai quy hoạch chung hoàn thành có khi lại phải đập bỏ, sẽ lãng phí lớn” - ông Hùng lưu ý.

Đề cập lĩnh vực quy hoạch của thủ đô hiện nay, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ khẩn trương lập quy hoạch chung xây dựng TP Hà Nội và quy hoạch chuyên ngành làm cơ sở cho TP xây dựng điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết. Đồng ý với kiến nghị của Hà Nội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói các bộ, ngành phải xắn tay áo, chủ động điều chỉnh quy hoạch ngành cho phù hợp với quy hoạch chung Hà Nội mở rộng chứ không thể chờ đợi. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính cam kết hoàn thành quy hoạch chung Hà Nội vào năm 2010.

Ông Chính cho biết nhiệm vụ thiết kế quy hoạch làm rất thận trọng, tạo điều kiện cho tư vấn nêu ý tưởng tốt nhất và đảm bảo Hà Nội là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế xứng tầm với tất cả tiềm lực sẵn có. Nếu mọi sự thuận lợi, dự kiến tháng 8-2010, Thủ tướng sẽ phê duyệt quy hoạch này.

Dự án xây dựng trung tâm thương mại 19-12 (Hà Nội):

Chọn lợi ích kinh tế hay giá trị lịch sử, văn hóa?

Tại buổi làm việc giữa Thủ tướng với TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã bày tỏ sự băn khoăn về dự án xây dựng trung tâm thương mại trên khu vực chợ 19-12 đang gây nhiều luồng ý kiến khác nhau hiện nay. Ông Dũng cho rằng Hà Nội nên xem lại dự án này vì người dân và đại biểu Quốc hội Hà Nội gọi điện, nhắn tin cho ông nói không đồng tình với dự án. Trước đó, nhiều ý kiến của các nhà văn hóa phản đối việc xây dựng trung tâm này, còn gần 500 tiểu thương chợ tạm 19-12 lại gửi đơn kiến nghị, ủng hộ việc xây dựng.

Dự án trung tâm thương mại do Công ty TNHH Thủ đô II làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư của tổ hợp công trình này là 272,3 tỉ đồng. Theo các tư liệu lịch sử, nền chợ 19-12 hiện nay nguyên là phố Simoni thời Pháp thuộc. Năm 1946, các chiến sĩ tự vệ và đồng bào thủ đô hi sinh được đưa về chôn cất tại đây sau Ngày toàn quốc kháng chiến. Năm 1986, TP Hà Nội đã khai quật và chuyển hài cốt lên nghĩa trang Bất Bạt (Sơn Tây). Từ đó, con phố này được đặt tên là phố 19-12 để ghi nhớ sự kiện lịch sử của dân tộc.

Liên quan đến việc thực hiện dự án này, dư luận cũng đang băn khoăn về việc chủ đầu tư được thuê đất địa điểm này với giá rẻ như bèo. Cụ thể, giá cho thuê theo hợp đồng số 143-08/HĐTHTN ngày 7-11-2008 do ông Đinh Trọng Sơn, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường (đại diện cho UBND TP Hà Nội), ký với Công ty TNHH Thủ đô II là 182.700 đồng/m2/năm trên diện tích 3.045m2. Như vậy, giá 1m2 đất tại đây chưa đến 1 USD/tháng.

X.LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp