Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nhận được nhiều câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Chu Sơn Hà về vấn đề "học giả bằng thật, bằng giả học giả" lọt vào cơ quan nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng đây là vấn đề xã hội hết sức quan tâm, vậy nên để hạn chế việc này thì phải siết đầu vào khi thi tuyển công chức, viên chức.
“Chúng tôi sẽ sửa thông tư của Bộ Nội vụ quy định về thi tuyển. Theo đó, phải có công tác thẩm định văn bằng chứng chỉ hợp pháp. Như vậy chặn được bằng giả vào được cơ quan nhà nước. Nếu phát hiện văn bằng bất hợp pháp sẽ không còn cửa vào cơ quan Nhà nước nữa", ông Bình nói.
Bằng giả lọt vào cơ quan nhà nước do quy định tuyển dụng quá xem trọng bằng cấp |
Cả nước có 7 triệu người hưởng lương ngân sách
Trả lời chất vấn của các đại biểu liên quan vấn đề lương hưu, đề xuất tăng lương cho cán bộ công chức, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết từ năm 2003 đến nay đã có 9 lần điều chỉnh lương với mức tăng đến 447% và nếu so với chỉ số giá tiêu dùng thì tiền lương tăng cao hơn 186%.
Mức lương cơ sở từ năm 2013 là 1.150.000đ/tháng nhưng so với khu vực doanh nghiệp thì đời sống của cán bộ công chức hưởng lương ngân sách hiện vẫn còn nhiều khó khăn.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bởi tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta thấp so với chỉ tiêu đề ra, thu ngân sách nhà nước tăng chậm trong khi chi nhiều cho đầu tư phát triển, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội nên khó có nguồn lương để cải cách.
Về việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị công lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tiền lương theo Bộ trưởng sau 10 năm thực hiện đã xuất hiện bất hợp lý.
Ông Bình cũng cho biết đối tượng nhận lương ngân sách trong toàn quốc hiện nay là khoảng 7 triệu người, chưa gồm quân đội và công an.
Một khía cạnh khác liên quan đến lương đó là lương hưu của những người nghỉ hưu trước năm 1995. Theo Bộ trưởng Bình thì "những cô chú hưởng lương này đều đã tuổi cao sức yếu và, đời sống còn nhiều khó khăn".
Các cô chú ở miền Nam thì tham gia trong cuộc chiến, vào sinh ra tử mà chế độ đãi ngộ còn thấp, các cô chú ở miền Bắc thì cũng chịu nhiều mất mát khó khăn.
“Theo tôi cần phải giải quyết điều chỉnh mức lương cho phù hợp. Cần có sự quan tâm sớm để giải quyết những vấn đề bất hợp lý để Đảng và Nhà nước quan tâm”.
Liên quan chuyện xử lý trách nhiệm người đứng đầu, hiện tại tương đối đầy đủ, nhưng theo đại biểu đề xuất thì phải xem xét các quy định pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu.
Thủ tục hành chính vẫn rườm rà
Trước đó, trong phần trả lời chất vấn buổi sáng câu hỏi của đại biểu Bùi Mạnh Hùng về việc vì sao thủ tục hành chính ở một số ngành, lĩnh vực vẫn phiền hà rườm rà, Bộ trưởng Bình cho biết Chính phủ đã ban hành 25 nghị quyết để đơn giản hóa thủ tục hành chính.
"Chúng ta đã giảm được 90,5% thủ tục, còn lại chưa đơn giản được thì còn liên quan đến các bộ luật, dự án luật... Thời gian tới tiếp tục tập trung", ông Bình cho biết.
Về thực trạng bổ nhiệm “hàm” cho cán bộ công chức mà có đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết hiện ko có quy định nào về hàm. Nhưng thực tế tại nhiều bộ ngành địa phương cho hưởng chế độ hàm, đó là vấn đề cần được quan tâm.
Ngày 11-6-2014, Bộ Nội vụ có công văn gửi bộ ngành đề nghị cung cấp danh sách CBCCVC được vận dụng cho hưởng chế độ hàm, chức danh lãnh đạo quản lý của 18 bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc này là do lãnh đạo bộ ngành quyết định với từng trường hợp. Có một số bộ ngành ban hành cả quy chế bổ nhiệm hàm.
Hiện tại, Bộ Nội vụ đã thành lập tổ công tác nghiên cứu vấn đề này do một Thứ trưởng làm tổ trưởng. Do thời gian ngắn quá nên theo Bộ trưởng, chưa có kết quả để báo cáo Quốc hội.
Con số cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không? Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Bộ trưởng rất thẳng thắn, bày tỏ tinh thần quyết tâm cơ cấu lại, tổ chức lại, hoàn thiện thêm bộ máy nhà nước, bộ máy công vụ. Bộ trưởng Bình cũng đã đưa ra được nhiều giải pháp, kiến nghị, cho thấy tinh thần trách nhiệm cao, nhận rõ trách nhiệm của mình. Thực tế là một bộ phận cán bộ công chức còn những mặt yếu kém đòi hỏi phải tiếp tục chấn chỉnh. Một bộ phận mà theo quan điểm của Đảng là “không nhỏ”. Theo ông Hùng, yêu cầu đặt ra là nâng cao chất lượng, rèn luyện đào tạo cho được đội ngũ này có đức có tài, tận tụy phục vụ nhân dân, nên cần quan tâm đặc biệt tới kiểm tra đánh giá cán bộ viên chức. " không hoàn thành nhiệm vụ, không biết có đúng không?", ông Hùng đặt vấn đề. "Phải đổi mới cơ chế đánh giá, theo đó là có chế độ thi, tuyển đội ngũ công chức viên chức một cách mạnh mẽ, tránh được các hiện tượng này khác mà dư luận xã hội phản ánh. Từ đó tiếp tục hoàn thiện chính sách tuyển chọn đi đôi với việc trọng dụng nhân tài", ông Hùng nói. Về tổ chức bộ máy, chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng tham mưu cho Chính phủ, xem xét lại việc bố trí cán bộ, cấp phó. "Cả hệ thống chính trị cùng làm mới thành công. Tôi cũng đồng tình với Bộ trưởng là nên quy định cứng số lượng cấp phó. Từ đó làm cho bộ máy của chúng ta có tinh thần làm việc thống nhất, thông suốt hiệu quả từ trên xuống, từ dưới lên phục vụ nhân dân", ông Hùng nói. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính mà Chính phủ đã phê duyệt. Hiện bộ máy hành chính vẫn còn nặng nề, thủ tục còn nhiều. Bộ Nội vụ cần tiếp tục trên cơ sở tinh giảm biên chế, cơ cấu tổ chức lại bộ máy một các khoa học thì mới làm được chuyện tăng lương bởi trong vài ba năm tới nếu bộ máy vẫn thế này thì ngân sách không đảm bảo được chuyện tăng lương. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận