06/08/2024 10:58 GMT+7

Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng

Khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng khiến vốn đầu tư tăng vọt đang là câu chuyện của không ít dự án hạ tầng tại TP.HCM.

Những khó khăn về mặt bằng của dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định (TP Thủ Đức) đã dần được giải quyết khi TP điều chỉnh chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Những khó khăn về mặt bằng của dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định (TP Thủ Đức) đã dần được giải quyết khi TP điều chỉnh chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Loạt dự án chậm trễ giải phóng mặt bằng, tăng vốn như đường Nguyễn Thị Định (từ 1.415 lên 2.075 tỉ đồng), mở rộng đường Chu Văn An (từ 677 lên 1.067 tỉ đồng), nút giao Mỹ Thủy (từ 1.998 lên 3.622 tỉ đồng), đường Đỗ Xuân Hợp (từ 528 lên 868 tỉ đồng), nâng cấp tỉnh lộ 8 từ kênh N31A đến ngã tư Tân Quy (từ 368 lên 566 tỉ đồng), cải tạo kênh Hàng Bàng (từ 188 lên 779 tỉ đồng)…

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, sở dĩ vốn đầu tư của các dự án này tăng lên là do việc bồi thường giải phóng mặt bằng không được suôn sẻ, dân không chịu với mức giá được đền bù. Cứ vậy, các dự án bị kéo dài năm này qua năm khác và đến lúc đội vốn phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng- Ảnh 2.

Cạnh dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định là dự án xây dựng hoàn thành nút giao Mỹ Thủy cũng chậm trễ nhiều năm qua và bị đội vốn vì chậm giải phóng mặt bằng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Hồ Xuân Sắc (ngụ TP Thủ Đức) cho biết năm 2015, khi địa phương thông báo về dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định (ngụ TP Thủ Đức), ông cùng nhiều bà con khác vui mừng và sẵn sàng bàn giao mặt bằng để làm đường. Nhưng vì dịch COVID-19, một số hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng nên dự án đình trệ. Nhiều nhà dân rơi vào cảnh muốn xây nhà không được mà bán nhà cũng chẳng xong…

Đến cuối năm 2023, thành phố điều chỉnh về dự án, đồng thời tăng tiền bồi thường và đa số người dân đồng lòng bàn giao mặt bằng. "Theo tôi thấy về giá cả đền bù thì khó để bất cứ người dân nào cảm thấy thỏa đáng. Nhưng chúng ta cũng cần vì lợi ích của cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội. Nhà nước cũng cần tìm hiểu, lắng nghe điều chỉnh, cũng như phân tích cho người dân hiểu và quan trọng phê duyệt đền bù với một cái giá phù hợp, sát thị trường nhất có thể" - ông Sắc nói.

Đối với nhiều nhà dân nằm trong ranh các dự án triển khai sắp tới, việc Luật Đất đai chuẩn bị có hiệu lực sẽ kéo theo chính sách tích cực cho người dân. Từ đó có sự thay đổi ảnh hưởng đến giá đất và thời gian người dân sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.

Hình ảnh các dự án đội vốn vì chậm giải phóng mặt bằng:

Dự án mở rộng đường Chu Văn An đoạn từ ngã năm Bình Hòa đến đường Phan Chu Trinh (quận Bình Thạnh) cũng được điều chỉnh tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng. Đoạn đường dài 600m chật hẹp (hiện trạng khoảng 5,6m) sẽ được mở rộng lên 23m, dự kiến hoàn thành trong năm 2026 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Dự án mở rộng đường Chu Văn An đoạn từ ngã năm Bình Hòa đến đường Phan Chu Trinh (quận Bình Thạnh) cũng được điều chỉnh tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng. Đoạn đường dài 600m chật hẹp (hiện trạng khoảng 5,6m) sẽ được mở rộng lên 23m, dự kiến hoàn thành trong năm 2026 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng- Ảnh 4.

So với trước đó, dự án đường Chu Văn An bị giảm về quy mô gồm về chiều dài và rộng, nhưng tổng mức đầu tư lại tăng gần 400 tỉ đồng do tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng- Ảnh 5.

Dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy (TP Thủ Đức) dài khoảng 2km bị đội vốn cũng do vướng giải phóng mặt bằng. 8 năm trước dự án được phê duyệt với tổng vốn đầu tư 1.415 tỉ đồng bao gồm cả xây lắp và giải phóng mặt bằng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Do vướng mặt bằng nên vào năm 2023, HĐND TP đã thông qua điều chỉnh chủ trương, tăng thêm 660 tỉ, đẩy tổng vốn lên 2.075 tỉ đồng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Do vướng mặt bằng nên vào năm 2023, HĐND TP đã thông qua điều chỉnh chủ trương, tăng thêm 660 tỉ, đẩy tổng vốn lên 2.075 tỉ đồng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng- Ảnh 7.
Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng- Ảnh 8.

Nút giao Mỹ Thủy là cửa ngõ ra vào cảng Cát Lái, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Công trình có vốn đầu tư 1.998 tỉ đồng. Trước đó, giai đoạn 1 đã hoàn thành một số hạng mục hầm chui, cầu vượt, cầu Kỳ Hà 3. Tuy nhiên, khó khăn giải phóng mặt bằng nên phải tạm ngưng. Đến tháng 4-2024, công trình được khởi động lại với việc thi công cầu Kỳ Hà 4 (vốn tăng lên thành 3.622 tỉ đồng) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đối với dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (đoạn từ cầu Nam Lý đến đường Nguyễn Duy Trinh), TP Thủ Đức ban đầu có vốn đầu tư 528 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2019-2021, được điều chỉnh tăng lên hơn 868 tỉ đồng, thực hiện từ 2017-2025. Quy mô dự án dài 1,8km, rộng 30m - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đối với dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (đoạn từ cầu Nam Lý đến đường Nguyễn Duy Trinh), TP Thủ Đức ban đầu có vốn đầu tư 528 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2019-2021, được điều chỉnh tăng lên hơn 868 tỉ đồng, thực hiện từ 2017-2025. Quy mô dự án dài 1,8km, rộng 30m - Ảnh: CHÂU TUẤN

Dự án đã khởi công các gói thầu từ tháng 9-2018, nhưng đến nay mới triển khai mở rộng đoạn từ nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nam Lý dài khoảng 1,4km nhưng còn dang dở. Trong khi đó, đoạn từ cầu Nam Lý ra đường Võ Nguyên Giáp thường xuyên bị ngập nước và kẹt xe cũng được người dân trông chờ sớm có dự án xây dựng nâng cấp - Ảnh: CHÂU TUẤN

Dự án đã khởi công các gói thầu từ tháng 9-2018, nhưng đến nay mới triển khai mở rộng đoạn từ nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nam Lý dài khoảng 1,4km nhưng còn dang dở. Trong khi đó, đoạn từ cầu Nam Lý ra đường Võ Nguyên Giáp thường xuyên bị ngập nước và kẹt xe cũng được người dân trông chờ sớm có dự án xây dựng nâng cấp - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng- Ảnh 11.
Cận cảnh những dự án đội vốn hàng trăm tỉ ở TP.HCM do chậm giải phóng mặt bằng- Ảnh 12.

Dự án cải tạo kênh Hàng Bàng đã hoàn thành đoạn 1 từ Bình Tiên đến kênh Lò Gốm với 164 hộ dân bị ảnh hưởng. Giai đoạn 2 từ đường Phạm Đình Hổ đến kênh Vạn Tượng có tổng chiều dài 500m, 344 trường hợp bị ảnh hưởng thuộc quận 6. Giai đoạn 3 (đoạn từ đường Phạm Đình Hổ đến đường Bình Tiên) có 391 trường hợp ảnh hưởng bị giải tỏa với tổng chi phí đền bù dự kiến 2.100 tỉ đồng, hiện đoạn này chưa thể làm - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bảng số liệu vốn đầu tư một số dự án:

Tên dự ánVốn đầu tư (tỉ đồng)Mức tăng (%)
Đường Nguyễn Thị Định

Từ 1.415 lên 2.075 (tăng 660)

46,6
Đường Chu Văn AnTừ 677 lên 1.067 (tăng hơn 390) 57,6
Đường Đỗ Xuân HợpTừ 528 lên 868 (tăng 340)64,3
Nút giao Mỹ ThủyTừ 1.998 lên 3.622 (1.634)81,3
Giải phóng mặt bằng: Cần hướng mở cho dự án cấp thiếtGiải phóng mặt bằng: Cần hướng mở cho dự án cấp thiết

Việc áp dụng cơ chế mới đã giúp công tác giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 TP.HCM đạt kỷ lục, trở thành dự án kiểu mẫu. Thành quả dễ thấy ngay là không chỉ dự án "chạy" nhanh hơn mà còn giúp người dân bị ảnh hưởng sớm an cư tại nơi ở mới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp