15/11/2018 17:33 GMT+7

Cần buộc doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh sòng phẳng

N.AN
N.AN

TTO - Được cho là ưu ái nhiều, các doanh nghiệp nhà nước vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Liệu có nên buộc các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường để phát triển?

Đó là vấn đề được nêu ra tại Hội thảo "Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế" do Tạp chí Cộng sản và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) tổ chức sáng 15 – 11.

Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc PVN, cho rằng đến nay hoạt động, mô hình của tập đoàn nhà nước ít nhiều đã bộc lộ một số vấn đề phải giải quyết, trong đó chủ yếu là do phát triển quá nóng, tập trung mở rộng quy mô, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực mà thiếu chú trọng sản xuất cốt lõi, phát triển vượt quá năng lực tài chính, quản trị..

Điều đó, theo ông Sơn, dẫn tới hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm lực nắm giữ như đất đai, tài nguyên, vốn, công nghệ... Khi tham gia các lĩnh vực đầu tư rủi ro như ngân hàng, tài chính, bất động sản thì gặp khó khăn.

"Phạm vi hoạt động của đa số tập đoàn kinh tế nhà nước chủ yếu là thị trường trong nước, hội nhập khu vực và quốc tế còn hạn chế. Sự liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn chưa cao, chưa thể hiện được bản chất của các tập đoàn kinh tế, chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt, tạo động lực phát triển các lĩnh vực khác" , ông Sơn nhìn nhận.

Theo ông Hồ Sĩ Thoảng, Hiệp hội Dầu khí Việt Nam, các DNNN thích cơ chế bộ chủ quản bởi sẽ có "lá chắn", trong khi các bộ cũng muốn ôm các doanh nghiệp vì có lợi ích liên quan.

Đơn cử như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại của Bộ Thương mại trước đây, ông Thoảng cho biết thường được ưu ái nhiều hơn so với các DN thương mại khác.

Do đó, với mô hình bộ chủ quản dễ tạo ra cơ chế xin cho hiện đã không còn phù hợp, mà phải chuyển sang cơ chế thị trường.

Đặc biệt, nhìn từ các sai phạm của nhiều DNNN trong thời gian qua, ông Thoảng nhấn mạnh đến vai trò của tập thể, bởi dù có trách nhiệm cá nhân nhưng cần phải xác định trách nhiệm trên nguyên tắc dân chủ, gắn với yêu cầu minh bạch thông tin.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (cũ), cho rằng cần phải buộc DNNN cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường thì mới phát triển được. Gắn với yêu cầu tăng cường tính công khai minh bạch, công bố thông tin, có cơ chế để doanh nghiệp phá sản khi thua lỗ.

Đặc biệt, Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy triển khai mô hình Ủy ban quản lý, giám sát tài chính nhà nước trên phương diện chủ sở hữu đầu tư vốn vừa được thành lập.

Theo đó, ông Tuyển nhấn mạnh là Chính phủ cần tách bạch rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban theo tỉ lệ vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, phân định rõ quyền quản trị công ty với quyền chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, đến thời điểm này đã hoàn tất việc chuyển giao 19 tập đoàn, Tổng công ty về Ủy ban.

Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả thì việc phân định rõ quyền và trách nhiệm của các DNNN, Ủy ban và các cơ quan liên quan là cần thiết.

Sắp tới, Ủy ban quản lý vốn sẽ thảo luận rất kỹ lưỡng vấn đề này để xác định cụ thể vai trò, nhiệm vụ gắn với trách nhiệm, quyền hạn của DNNN cũng như cơ quan đại diện vốn nhà nước với vai trò quản lý doanh nghiệp để DNNN hoạt động hiệu quả hơn.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp