09/11/2007 09:08 GMT+7

Cần 30 tỉ USD để chống kẹt xe, xóa ngập

C.V.KÌNH ghi
C.V.KÌNH ghi

TT - Bên hành lang Quốc hội, bà Phạm Phương Thảo - chủ tịch HĐND TP.HCM - đã trao đổi về bài toán tìm kinh phí giải quyết kẹt xe, ngập đường...

G3alLy6I.jpgPhóng to
Bà Phạm Phương Thảo
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Theo đó, bà Thảo cho biết: để chống kẹt xe, xây dựng bốn đường vành đai, rồi chống ngập nước, thành phố cần khoảng 30 tỉ USD.

* Thưa bà, hiện vẫn còn khoảng 2 triệu m2 đất thuộc tài sản nhà nước chưa được sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Đây đã phải con số cuối cùng?

- Bà Phạm Phương Thảo: Hiện chúng tôi đang rà soát lại. Có một số bộ, cơ quan đã báo cho TP các dữ liệu về đất đai. Tuy nhiên đúng là có bộ chưa thông báo. Tôi nghĩ 2 triệu m2 có thể chưa phải cuối cùng nhưng là con số cơ bản.

Thời gian tới chúng tôi sẽ có nhắc nhở các đơn vị để sớm báo cáo Chính phủ. Trên cơ sở đó sẽ có hướng sử dụng vừa đúng mục đích, vừa hiệu quả.

* Trong khi nguồn lực đất đai bị lãng phí như thế thì TP.HCM vẫn phải tính đến đi vay ODA để làm đường, chống kẹt xe?

- Đến nay, Tp.HCM đã bán được một số tài sản công, trong đó chủ yếu là nhà thuộc sở hữu nhà nước. 914 địa chỉ nhà đất đã và sẽ được bán, trị giá hơn 7.400 tỉ đồng. Trong đó 50 địa chỉ thuộc khối cơ quan trung ương quản lý đã được chuyển mục đích sử dụng. 19 trong 50 địa chỉ trên được bán đã đem lại 980 tỉ đồng. Theo qui định, 50% số tiền trên sẽ được chuyển vào ngân sách TP để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, rất khó thực hiện qui định này. Cho đến nay TP vẫn chưa nhận được bao nhiêu. Các đơn vị trực thuộc các cơ quan trung ương vẫn dùng tiền thu được để tái đầu tư. Trong khi đó, TP.HCM đang rất thiếu vốn đầu tư phát triển.

Để chống kẹt xe, xây dựng bốn đường vành đai, rồi chống ngập nước, TP cần khoảng 30 tỉ USD. Chỉ đầu tư sáu tuyến metro đã cần khoảng 6 tỉ USD rồi. Từ nay đến năm 2010, số tiền đề xuất phải sử dụng cũng lên đến khoảng 7 tỉ USD.

Tức là để giải bài toán kẹt xe, ngập nước, TP.HCM cần nguồn vốn vài chục tỉ USD. Trong khi đó, nguồn vốn ngân sách rất có hạn. Mỗi năm chỉ có khoảng 5.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn từ đất đai, tài sản nhà nước có thể bổ sung lớn cho ngân sách nhưng thời gian qua chúng ta thu chưa được bao nhiêu.

* Hiện việc sử dụng tài sản nhà nước rất phức tạp, khó xử lý trách nhiệm. Nhưng Luật quản lý sử dụng ngân sách nhà nước lần này vẫn chưa giúp việc xử lý dễ hơn?

- Tôi thấy chế tài trong luật này còn mỏng quá. Trên thực tế chúng ta nói ra rả nhưng cũng chưa xử lý được ai dù họ thiếu trách nhiệm, gây lãng phí tài sản nhà nước. Năm rồi đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã chất vấn bộ trưởng Bộ Tài chính về vấn đề này nhưng từ đó đến nay tiến triển chưa thật nghiêm túc.

C.V.KÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp