18/11/2012 10:33 GMT+7

Cẩm nang giúp bạn chuyển việc không hối tiếc

KHỔNG THU HÀ tổng hợp
KHỔNG THU HÀ tổng hợp

TTO - Chuyển việc là một quyết định rất lớn và quan trọng, nó sẽ khiến bạn phải đối mặt với những xáo trộn không mong muốn. Để không phải hối tiếc khi chuyển việc, bạn nên ghi nhớ những điều sau.

0pWTu9sW.jpgPhóng to
Ảnh: neontommy.com
TTO - Chuyển việc là một quyết định rất lớn và quan trọng, nó sẽ khiến bạn phải đối mặt với những xáo trộn không mong muốn. Để không phải hối tiếc khi chuyển việc, bạn nên ghi nhớ những điều sau.

Đặt ra những câu hỏi

Trước khi quyết định rời bỏ công việc hiện tại và tìm kiếm một công việc mới, bạn nhất thiết phải trả lời những câu hỏi sau đây. Hãy suy nghĩ kỹ càng khi đưa ra câu trả lời, đảm bảo đó là những đáp án chính xác nhất dành cho bạn:

- Lịch làm việc của công việc mới thế nào? Nó có khiến bạn bận rộn và vất vả hơn công việc cũ hay không?

- Chuyên môn và khả năng hiện tại của bạn có đáp ứng được yêu cầu của công việc mới?

- Bạn sẽ nhận được khoản lương bao nhiêu từ công việc mới này, nhiều hơn hay ít hơn công việc cũ?

So sánh

Bạn cần làm một bài toán so sánh chi tiết giữa công việc cũ và công việc mới để “nhận dạng” chính xác những mặt mạnh và yếu của chúng.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy ghi ra giấy những “điểm cộng” cũng như những “điểm trừ” của công việc cũ và so sánh nó với công việc mới. Liệu khi chuyển việc, bạn có cơ hội nhận được những ưu thế như công việc cũ hay không và bạn sẽ phải đánh đổi những điều gì khi thay đổi công việc?

Bằng cách này, bạn sẽ tìm ra cho mình câu trả lời rằng vì sao bạn nên chuyển việc, và lý do vì sao bạn không nên tiếp tục gắn bó với công việc cũ.

“Đứng núi này trông núi nọ” là tâm lý chung của không ít nhân viên công sở, thế nhưng nếu không suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra quyết định, bạn sẽ dễ rơi vào tình huống “trở đi mắc núi trở lại mắc sông”.

Lời khuyên dành cho bạn là cần tìm hiểu kỹ về công việc mới mà bạn có ý định sẽ chuyển đến. Ví dụ nhiệm vụ của bạn sẽ là gì trong công việc này, có đúng chuyên môn của bạn không, chế độ đãi ngộ bạn sẽ nhận được thế nào, áp lực công việc ra sao, cơ hội thăng tiến của bạn với công việc mới là gì?…

Để nắm rõ những thông tin này, bạn có thể tìm kiếm thông qua người quen, người thân, bạn bè, mạng xã hội... hoặc hỏi trực tiếp nhà phỏng vấn. Tuy nhiên đừng hỏi những vấn đề quá tế nhị và nhạy cảm, bởi chúng sẽ khiến bạn dễ “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.

Với công việc mới, có thể bạn cần rất nhiều điều để học hỏi, do đó tốt nhất bạn nên tự mình tìm hiểu và trang bị những kỹ năng mới cho bản thân.

Đừng nên tiết lộ thông tin bạn chuyển việc với sếp và các đồng nghiệp hiện tại, bởi điều này sẽ rất bất lợi cho bạn nếu ý định chuyển việc của bạn không thành công. Trên thực tế, ngay cả những vị sếp dễ tính nhất cũng khó có thể cảm thông với bạn nếu bạn quyết định rời bỏ họ để tìm kiếm một công việc mới.

Tốt nhất hãy giữ kín quyết định này cho đến khi bạn chính thức có quyết định làm việc ở vị trí mới. Nếu không bạn sẽ có nguy cơ mất công việc hiện tại hoặc sẽ gặp nhiều bất lợi nếu cố trụ lại với công việc này.

Đừng nên trốn việc đi phỏng vấn

Nếu có thể, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn ngoài giờ, hoặc nếu không, tốt nhất bạn nên xin nghỉ việc đàng hoàng với lý do cá nhân hoặc gia đình. Không nên tự ý bỏ giờ làm việc để đi phỏng vấn, sẽ rất bất lợi cho bạn nếu sếp hiện tại của bạn phát hiện.

Ngoài ra, không nên dùng điện thoại công ty để liên lạc với nhà tuyển dụng và cũng không nên trả lời nhà tuyển dụng tại nơi làm việc hiện tại. Tốt nhất nên tìm một vị trí kín đáo, riêng tư để có thể vừa nói chuyện với nhà tuyển dụng một cách thoải mái và cởi mở, vừa tránh được sự nghi ngờ của sếp và đồng nghiệp.

KHỔNG THU HÀ tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp