Cảm hóa bằng sách

Ý THI
Ý THI

TT - Trong một lần ghé Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi, TP.HCM) làm việc với thầy Nguyễn Văn Cải, phó hiệu trưởng nhà trường, tôi rất ngạc nhiên khi đang nói chuyện thì có hai học sinh bước vào phòng lễ phép: “Thầy ơi, tụi em làm xong rồi!”. Thầy Cải mỉm cười, nhẹ nhàng nói với hai em: “Các em nghỉ một lát rồi đọc sách, viết nhật ký nhé!”.

ItEc1C7i.jpgPhóng to
Tập sách Xin hãy cho con thêm thời gian! xuất bản lần đầu vào cuối tháng 9-2007. Chỉ hơn một tháng sau đó, vào ngày 2-11-2007, nhân vật chính trong sách - Công dân trẻ TP.HCM, “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy ra đi vì căn bệnh ung thư xương - Ảnh: Tố Oanh - T.T.D.
E18XC5Ws.jpg

Quay sang tôi, thầy Cải giải thích đó là những học sinh có hạnh kiểm yếu phải rèn luyện trong hè do thầy phụ trách. Thầy Cải nói thêm: “Hạnh kiểm yếu là do các em có một số khuyết điểm như vi phạm nội quy, không thuộc bài, các em vi phạm nhiều lần, nhiều lỗi nhỏ cộng dồn lại mà thành, chứ về bản chất các em vẫn là những học sinh ngoan”. Thông thường ở các trường khác, những học sinh phải rèn luyện đạo đức trong hè chỉ được phân công lao động, dọn dẹp vệ sinh, trồng cây... Nhưng ở Trường THPT Quang Trung, thầy Cải chỉ cho các em làm việc một buổi để thấy giá trị, sự vất vả của lao động. Thời gian còn lại thầy cho các em đọc thêm sách và viết nhật ký rèn luyện để soi lại mình.

Những cuốn sách mà thầy chọn cho học sinh đọc thường là sách dạy sống đẹp, hạt giống tâm hồn, sách viết về những gương sáng đáng noi theo. Như hai em học sinh tôi gặp được thầy cho đọc cuốn Xin hãy cho con thêm thời gian! - nhật ký của Công dân trẻ TP.HCM Lê Thanh Thúy, cô gái trẻ mắc bệnh ung thư xương quái ác nhưng vẫn lạc quan sống có ích cho đời.

Thầy Cải chia sẻ: “Đây là cuốn sách mình chọn cho học sinh đọc nhiều nhất vì Thúy cũng trạc tuổi các em nhưng rất kiên cường, biết sống lạc quan và có trách nhiệm với cộng đồng. Học sinh các năm trước phải rèn luyện trong hè, sau khi đọc sách đều chia sẻ rằng các em thấy mình còn quá nhiều thiếu sót, các em may mắn có sức khỏe và thời gian hơn Thúy nên càng phải nỗ lực để sống có ích”. Thầy Cải còn cho biết thêm từ những học sinh chưa ngoan, sau ba tháng rèn luyện trong hè, hầu hết các em đều có những tiến bộ đáng kể, chăm ngoan hơn, vâng lời thầy cô, tuân thủ nội quy nhà trường hơn trước.

Nhìn hai cậu học sinh “cá biệt” đang hiền lành ngồi giở từng trang sách, rưng rưng xúc động trước những dòng nhật ký của đóa hướng dương Lê Thanh Thúy, tôi không khỏi khâm phục ý tưởng của thầy Cải. Các em không thể đọc dối, không thể viết nhật ký cho có được, bởi sau lưng các em là người thầy dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian đọc lại những trang nhật ký của học trò để thấu hiểu tâm tư, tình cảm của các em nhằm có cách dạy dỗ, uốn nắn phù hợp.

Ý tưởng của thầy Cải về mặt sư phạm không có gì quá đặc biệt hay đột phá, nhưng đó là cách giáo dục rất nhân văn, nhất là trong lúc vì áp lực thành tích, thi cử mà nhiều giáo viên hiện nay chỉ chú tâm truyền đạt kiến thức mà quên dạy học sinh những bài học đạo đức, làm người.

Ý THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp