27/12/2018 09:04 GMT+7

Cấm biển, sinh kế ngư dân sẽ như thế nào?

TRƯỜNG TRUNG - ĐÔNG HÀ - N. HÙNG - K. NAM
TRƯỜNG TRUNG - ĐÔNG HÀ - N. HÙNG - K. NAM

TTO - Sắp tới, có thể Việt Nam sẽ cấm một số nghề đánh bắt hải sản,ban đầu khoảng 1 tháng sau đó có thể tăng lên... vì nguồn hải sản đang cạn kiệt. Không cấm thì ngư dân lại tiếp tục tận diệt, nhưng cấm thì sinh kế của họ như thế nào?

Cấm biển, sinh kế ngư dân sẽ như thế nào? - Ảnh 1.

Đánh bắt hải sản tận diệt bằng lưới rập bát quái trên biển Vũng Tàu vào rạng sáng một ngày tháng 9-2018 - Ảnh ĐÔNG HÀ

Tuổi Trẻ Online ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về câu chuyện này.

Cấm nghề, đừng cấm theo vùng vì quản không nổi

Ông Đặng Duy Hải, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Sở NT&PTNT Đà Nẵng:

Trước khi thực hiện cấm biển, tôi cho rằng phải đánh giá được tác động của từng ngành nghề đối với kinh tế, môi trường, sinh cảnh. Từ đó xác định, đối với ngành nghề nào có sự hủy diệt nguồn lợi lớn phải cấm khai thác vĩnh viễn thay vì cấm theo vùng, theo thời gian.

Tôi cho rằng nên cấm theo nghề thay vì cấm theo vùng và thời gian bởi trong điều kiện hiện nay phải làm như vậy mới triệt để được. Chúng ta không có đủ phương tiện thực hiện giám sát ngoài khơi nên phải làm như thế may ra biển phục hồi. 

Tôi lấy ví dụ nhiều năm qua chúng ta thực hiện cấm vùng khai thác khu vực ven bờ với nghề giả cào, chỉ được đánh vùng lộng và vùng khơi. Nhưng thực chất tàu ra vùng khơi rồi quay vào ven bờ đánh bắt tràn lan không ai quản lý nổi. Lực lượng, phương tiện giám sát ngoài khơi của chúng ta quá mỏng nên không đủ sức quản lý, răn đe. Trong khi nghề này tận diệt kinh khủng, cứ xuống cảng cá thì thấy 70-80% sản lượng loại hình đánh bắt này là cá vụn, cá con cung cấp chế biến thức ăn gia súc hoặc làm phân thì ai cũng sẽ xót.

 Phải lo sinh kế cho ngư dân

Ông Phùng Đình Toàn, phó trưởng chi cục Thủy Sản, Sở NT&PTNT tỉnh Quảng Ngãi:

"Cấm biển" là lộ trình cần thiết mà chắc chắn chúng ta phải thực hiện nếu muốn phát triển bền vững ngành thủy sản. Ngoài việc cần nghiên cứu kỹ lưỡng vùng cấm, thời gian cấm, ngành nghề cấm cho phù hợp, theo tôi vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo được sinh kế cho bà con ngư dân. 

Đây là bài toán khó nhất mà chúng ta phải tìm ra lời giải bởi việc cấm biển ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. So với các nước khác, số lượng tàu cá, người đi biển của chúng ta quá đông. Cấm biển họ sống ra sao? 

Như tại Quảng Ngãi, nếu cấm nghề lưới kéo thì 30% trong tổng số 3.500 chiếc tàu trên 90CV phải nằm bờ. Do vậy chúng ta cần có nguồn dự trữ, có thể là một quỹ hỗ trợ ngư dân chẳng hạn để giúp họ đảm bảo đời sống trong những tháng ngưng biển. 

Đa số các có quy định thời gian cấm khai thác đều có nguồn tiền hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng, tại Đan Mạch, theo tôi được biết thì ngư dân được hỗ trợ khoảng 800 Euro/tháng cấm biển.

Cần có giải pháp tạo công ăn việc làm khi "cấm biển"

Ông Đỗ Chí Sĩ  - chi cục trưởng Chi cục thủy sản Cà Mau:

Thời gian qua Bộ NN&PTNT cũng đã lấy ý kiến các địa phương về việc "cấm biển" như : vùng nào cấm, khu vực nào khoanh vùng không cho khai thác trong thời gian nhất định…

Hiện vùng biển Cà Mau cũng như nhiều nơi trong cả nước nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm nên việc "cấm biển" trong một thời gian nhất định trong năm là cần thiết. Nhiều năm công tác trong ngành tôi rất ủng hộ việc này.

Trước khi Luật thủy sản năm 2017 có hiệu lực, chúng ta cũng đã có quy định ngành nghề và khu vực cấm khai thác (như tàu công suất lớn không được khai thác vùng ven bờ). 

Tuy nhiên, việc thực thi thời gian qua còn khó khăn. Nguyên nhân, do lực lượng kiểm ngư, thanh tra chuyên ngành chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến việc quản lý còn hạn chế. 

Ngoài ra, chúng ta cũng gặp khó khăn về kinh phí để chuyển đổi ngành nghề khai thác cũng như tàu có công suất nhỏ. Do đó, dù đã có cấm biển nhưng thực hiện chưa nghiêm.

Theo tôi để việc "cấm biển" có khả thi, cần phải có giải pháp kèm theo như đầu tư trang thiết bị cho lực lượng kiểm ngư để kiểm soát việc đánh bắt đảm bảo đúng quy định. 

Khi "cấm biển" thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con ngư dân. Do đó, những tháng ngư dân không khai thác nhà nước cần phải tạo công ăn việc làm hoặc những hoạt động khác có thu nhập trong khi "cấm biển".

Cấm biển nhưng kiểm soát, kiểm tra không dễ dàng

Một số người có trách nhiệm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, để nuôi biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản thì giải pháp tốt nhất là "cấm biển" theo mùa, theo vùng, theo đặc tính. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng "cấm biển" không hề dễ dàng bởi lực lượng chấp pháp mỏng, ý thức người dân chưa cao.

Ông Trần Văn Cường - giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trước đây các văn bản pháp luật về cấm đánh bắt hải sản vào mùa sinh sản đã có. Nhưng do chế tài yếu, lực lượng thực thi, kiểm tra thiếu nên hầu như không có tác dụng. Theo ông Cường, muốn cấm biển phải có điều tra chính xác vùng nào là nơi cá tôm sinh sản.

Một cán bộ Chi cục thủy sản - Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, theo thông tư quy định về thời gian khai thác, cấm khai thác, khai thác có thời hạn.

Nhưng "cấm biển" không hề đơn giản vì ghe tàu của ngư dân nếu cấm quá lâu thì ghe tàu sẽ hỏng. Do đó chỉ nên cấm ở một số vùng, một số thời gian nhất định.

"Quy định có rồi nhưng người dân không thi hành, lực lượng kiểm tra, chấp pháp của mỉnh quá mỏng nên không kiểm tra, kiểm soát được", người này nói.

Hải sản cạn kiệt dần, VN tính đến khả năng "cấm biển"

TTO - Tới đây, VN sẽ cấm một số nghề đánh bắt hải sản, đầu tiên cấm 1 tháng sau đó có thể tăng lên...

TRƯỜNG TRUNG - ĐÔNG HÀ - N. HÙNG - K. NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp