15/11/2024 12:36 GMT+7

Cạm bẫy khi trẻ em tự mua hàng trên chợ mạng

Từ thuốc lá đến thuốc chế pháo nổ, từ bánh kẹo giá mươi ngàn đến đồ chơi tiền triệu, từ việc trẻ tự mua cái áo đôi dép cho mình tới việc mua về bán lại cho bạn kiếm lời... Phụ huynh nhức óc và "viêm màng túi" vì con.

Cạm bẫy khi trẻ em tự mua hàng trên chợ mạng - Ảnh 1.

Cạm bẫy rình rập trẻ em trên “chợ mạng” - Ảnh: BÉ HIẾU

Không chỉ người lớn, trẻ em hiện đang là khách hàng của những sàn thương mại điện tử, trang mạng bán hàng. Việc mua bán càng dễ dàng càng tiềm ẩn những mối lo...

Phụ huynh bị đặt vào thế "chuyện đã rồi"

Con của bạn tôi có điện thoại riêng từ năm học lớp 3. Sau bốn năm học và hai lần được phụ huynh cho dùng điện thoại xịn hơn, mới hơn, con ngày càng mất nhiều thời gian hơn cho cái a lô. Thằng bé không nghiện game nhưng ngày càng sa đà khi lang thang vào quá nhiều trang thông tin không phù hợp lứa tuổi của mình. Rồi con bắt đầu có dấu hiệu nghiện mua sắm online.

Con tự chọn mua bánh kẹo, sữa, giày dép, áo quần..., sinh nhật bạn, con tự mình chọn quà cần mua. Phụ huynh vui vẻ với việc này và cho rằng con mình lanh lợi, biết săn hàng giảm giá, rành các kiểu thanh toán khi mua hàng qua mạng. Bạn tôi kể chuyện con mình lên mạng mua bánh kẹo, đồ chơi giá rẻ về bán lại cho bạn để kiếm lời.

Có lần, mẹ của bạn cùng lớp với con gọi thông báo rằng cậu bé 11 tuổi đã tặng bạn món quà sinh nhật là một món hàng điện tử có giá khoảng 1,4 triệu đồng. Bạn kia nhận quà nhưng không dám dùng vì không rõ phụ huynh bên tặng có biết, có cho phép hay không!

Nhiều trẻ em được cha mẹ cho sử dụng điện thoại thông minh để liên lạc, học tập và giải trí nên dễ dàng tiếp xúc với và bị cuốn theo các trào lưu, xu hướng trên mạng. Gần đây nhất là trào lưu mua túi mù xôn xao trong thanh thiếu niên. Các trang bán hàng đã và đang nhắm đến túi tiền của những học sinh thích mua sắm, những khách hàng "tiềm năng" của thị trường này.

Có lần tôi chứng kiến người hàng xóm gặp phải tình huống bất ngờ với người giao hàng. Cậu con mới học lớp 2 của chị đã dùng tài khoản mua hàng của mẹ đặt mua món đồ chơi giá mấy trăm ngàn đồng. Khi người giao hàng đến nhà gọi cửa gia đình mới biết. Phụ huynh bị đặt vào chuyện đã rồi đành phải thanh toán và nhận món do con đã đặt mua trên mạng. Nhiều phụ huynh chia sẻ lại tình huống dở khóc dở cười tương tự. Có cô con gái mới 5 tuổi, chưa biết chữ nhưng đã đặt món đồ chơi trứng khủng long hơn 600.000 đồng.

Câu chuyện của phụ huynh trên các diễn đàn và các bàn cà phê nói nhiều về việc con dùng điện thoại của mẹ đặt hàng online và thanh toán bằng tiền trong tài khoản của mẹ. Ngoài đồ chơi, dây buộc tóc, đồ chơi Lego... có cháu còn đặt những món hàng có giá trị lớn như: ô tô điện trẻ em, thậm chí tivi có giá lên đến 14 triệu đồng. Không phải ai cũng kịp thời phát hiện đơn hàng để hủy...

Nhiều người lớn đau đầu, "đau túi" vì các "báo" nhi đồng trong nhà. Nhưng việc có những trẻ em đùa nghịch đặt hàng rồi bảo con không có đặt, kiểu "bom hàng" này cũng gây khó khăn cho người bán, người giao hàng và rắc rối cho gia đình.

Dẫn dụ trẻ mua hàng cấm

Một vấn đề cần được quan tâm hơn là chuyện nhiều trẻ có điện thoại riêng, thích gì tự chọn mua ngay trên mạng nhưng chưa có đủ nhận thức về món hàng mua, phí phạm tiền. Trong khi đó có không ít sản phẩm được rao bán có thể gây nguy hại, không lành mạnh với trẻ.

Dù cơ quan chức năng cảnh báo nhiều, có trường hợp nhiều học sinh đã phải nhập viện cấp cứu vì chơi "bom thối". Trên các sàn thương mại điện tử hiện vẫn thấy sản phẩm bày bán hướng đến trẻ em như một trò chơi vui. Đáp ứng nhu cầu chơi của người mua, người bán cho thấy còn đang bán dạng chai xịt sử dụng được nhiều lần. Trên một sàn thương mại điện tử, sản phẩm còn được ghi chú được "Yêu thích".

Đồ chơi nguy hiểm, thuộc danh mục đồ chơi bạo lực có thể ảnh hưởng đến việc giáo dục nhân cách, sức khỏe, ảnh hưởng an ninh trật tự, an toàn xã hội, là nguy cơ tác động xấu đến trẻ em. 

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), các sản phẩm bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm: loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng; loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác như bom, kiếm, pháo nổ, pháo hoa... Trong khi đó không quá khó để nhìn thấy những sàn thương mại đang giới thiệu, rao bán các sản phẩm trên.

Căng tin các trường không bán nhưng trên mạng thì thứ chi cũng có, giá cả từ vài chục đến vài trăm ngàn. Những học sinh chưa được dùng điện thoại có thể nhờ bạn lên mạng mua giùm.

Với những học sinh lớn hơn, thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì, việc mua hàng qua mạng còn đáng lo hơn. Bởi thuốc lá điện tử được rao bán trên các trang mạng, thậm chí nơi bán được gắn dày đặc trên Goolge. Việc mua bán trên mạng, giao nhận hàng dễ dàng. Có nơi bán trên mạng còn rõ ràng hướng đến học sinh, học đường, đồ chơi độc hại và nguy hiểm bày bán chung với các loại đồ chơi và bánh kẹo.

Đến hẹn lại lên, khách hàng thanh thiếu niên đặt mua tiền hóa chất cho mục đích làm pháo chế trên các sàn thương mại điện tử vào dịp tết... Hậu quả, thương vong đã có nhiều nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả việc này.

Khách hàng tuổi học trò còn có nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân khi tham gia giao dịch trên mạng. Cần có sự kiểm soát tốt hơn việc bán các sản phẩm có nguy cơ gây hại với thanh thiếu niên trên mạng, qua các sàn thương mại điện tử.

Sự quan tâm của gia đình giúp họ và con em an toàn với các giao dịch online. Trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến hay nhờ cha mẹ đặt mua hàng trên mạng là một cách tránh rủi ro đơn giản, dễ làm.

Cạm bẫy khi trẻ em tự mua hàng trên chợ mạng - Ảnh 2.Muốn mua vàng online, phải có tài khoản tại ngân hàng

Việc đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến chỉ áp dụng cho các khách hàng cá nhân có tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Vietcombank và đang hoạt động.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp