08/01/2015 10:22 GMT+7

​Cái nôi phong trào

QUỐC NGUYÊN
QUỐC NGUYÊN

TT - Tính từ Ðại hội I năm 1995, đến nay tổ chức Hội Sinh viên đã có mặt 20 năm tại TP.HCM. Một chặng đường đủ để hội trở thành bạn đồng hành của nhiều thế hệ sinh viên.

Sinh viên tình nguyện chương trình “Tiếp sức mùa thi” tư vấn cho thí sinh tại ga Sài Gòn trưa 1-7-2014, một hình ảnh quen thuộc mỗi mùa thi ĐH - CĐ - Ảnh: Quang Định

Có nhiều dấu ấn khi nói về mái nhà chung của sinh viên thành phố mang tên Bác với đầy vẻ tự hào, để thêm yêu và tự tin hơn trên chặng đường bước tới không thiếu chông gai phía trước.

Nhiều mô hình của TP.HCM đã được nhân rộng thành phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ cả nước, để tinh thần tình nguyện đến hôm nay ngày một lan tỏa sâu rộng giữa cộng đồng. Đó là điều tự hào của sinh viên TP
Anh NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
(bí thư Thành đoàn TP.HCM, 
chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM
nhiệm kỳ IV 2010-2015
)

Cái nôi tạo lập phong trào

Hai mốc son đáng tự hào nhất trong công tác hội và phong trào sinh viên TP.HCM chính là đã tạo ra chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh và danh hiệu “Sinh viên 3 tốt”.

Chủ tịch Hội Sinh viên VN TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường cho rằng từ Ánh sáng văn hóa hè đến chiến dịch Mùa hè xanh là bước chuyển mình đáng kể trong thực tiễn hoạt động của hội sinh viên các cấp.

“Ðáng tự hào hơn khi nhiều mô hình của TP.HCM đã được nhân rộng thành phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ cả nước, để tinh thần tình nguyện đến hôm nay ngày một lan tỏa sâu rộng giữa cộng đồng” - anh Cường nói.

Cũng chính TP.HCM là nơi khởi xướng danh hiệu “Sinh viên 3 tốt” (học tập tốt, đạo đức tốt và thể lực tốt) để hiện nay phát triển thành “Sinh viên 5 tốt” (học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt) trong sinh viên cả nước. Cuộc vận động sau năm năm triển khai đã trở thành phong trào “Sinh viên 5 tốt” - cũng là phong trào duy nhất của sinh viên toàn quốc và là danh hiệu cao quý mà mỗi sinh viên đều phấn đấu đạt tới.

Nói về danh hiệu này, bạn Lưu Triều Phát - cựu sinh viên ÐH Bách khoa (ÐH Quốc gia TP.HCM), từng ba lần đạt danh hiệu “Sinh viên 3 tốt” trước đây, hiện đang du học tiến sĩ - bày tỏ: “Danh hiệu không chỉ ghi nhận thành quả mà còn như một chứng chỉ vào đời cho sinh viên nào đạt được bởi đó là cả quá trình nỗ lực phấn đấu, rèn luyện suốt những năm đại học”.

Bạn đồng hành

Không thể phủ nhận vai trò đồng hành của hội sinh viên các cấp tại TP.HCM trong chặng đường 20 năm đã qua. Nhiều sinh viên từ khắp tỉnh thành về thành phố học tập đã nhận được những hỗ trợ kịp thời.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, cũng do sinh viên TP.HCM khởi xướng, ngay khi ra đời đã chứng minh vai trò khi hỗ trợ hàng chục ngàn thí sinh và phụ huynh đến thành phố trong các kỳ thi tuyển sinh.

Bạn Vân Anh (ÐH Khoa học xã hội & nhân văn ÐH Quốc gia TP.HCM) bộc bạch: “Lần đầu tiên hai mẹ con lớ ngớ về thành phố, nhờ có sinh viên tình nguyện mà tìm được chỗ trọ gần điểm thi, lại còn nhận được các suất cơm miễn phí. Vì vậy mà ngay năm thứ hai mình đã đăng ký trở thành chiến sĩ tiếp sức mùa thi, hỗ trợ đàn em như mình đã từng được giúp”.

Giữa cuộc sống nhiều vất vả, những chỗ trọ an toàn, giá cả hợp túi tiền sinh viên từng bước giúp bao sinh viên tự tin bắt nhịp với cuộc sống xa nhà. Chưa kể những việc làm thêm đã giúp các bạn có thu nhập để cùng chia sẻ gánh nặng tiền bạc với cha mẹ.

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM Quách Hải Ðạt cho biết: “Nguồn việc không lúc nào thiếu và trong khả năng của mình, chúng tôi luôn nỗ lực đáp ứng tốt nhất nhu cầu khi các bạn tìm đến trung tâm”.

Một dấu ấn không thể quên chính là những suất học bổng đã trao cho sinh viên khó khăn. Con số này phải tính đến hàng chục ngàn với số tiền hàng trăm tỉ đồng. Có học bổng định kỳ, có học bổng khẩn cấp trong tình huống bất ngờ. Ðó là chưa kể học bổng là các suất học ngoại ngữ, kỹ năng để bổ trợ cho sinh viên bên cạnh kiến thức chuyên môn.

Và dịp tết hằng năm, cả ngàn sinh viên khó khăn lại nhận được những tấm vé nghĩa tình để lên chuyến xe mùa xuân về sum họp với gia đình trong niềm vui lẫn giọt nước mắt.

Khi hội được trợ sức

“Nếu không có sự trợ sức kịp thời của lãnh đạo thành phố, không ai dám chắc hoạt động của hội sinh viên có được những thành quả như hôm nay” - Phó chủ tịch thường trực Hội Sinh viên VN TP.HCM Nguyễn Thanh Ðoàn khẳng định.

Năm 2003, khi nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Minh Triết tuyên bố giao cho các bộ phận liên quan chuẩn bị cơ sở vật chất để tặng sinh viên Nhà văn hóa Sinh viên, và sau đó không lâu trên cơ sở một rạp hát cũ trên đường Ðiện Biên Phủ (Q.3) được cải tạo, Nhà văn hóa Sinh viên đã chính thức ra đời.

Dù diện tích không lớn nhưng Nhà văn hóa Sinh viên đã trở thành điểm hẹn, sân chơi văn hóa tinh thần, lớp học kỹ năng, điểm sinh hoạt của các câu lạc bộ cùng nhiều cuộc thi cho sinh viên thành phố hơn chục năm qua.

Mới nhất, Nhà văn hóa sinh viên tại ÐH Quốc gia TP.HCM đã được khởi công trên khu đất có diện tích 3,55ha tại khu trung tâm dịch vụ công cộng 1 trong khu đô thị ÐH Quốc gia TP.HCM (thị xã Dĩ An, Bình Dương) với tổng kinh phí 420 tỉ đồng.

Giám đốc Nhà văn hóa Sinh viên Ngô Thanh Chung chia sẻ: “Công trình đưa vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu giải trí, văn hóa tinh thần của không chỉ sinh viên ÐH Quốc gia TP.HCM mà còn các trường lân cận vì nhiều hoạt động do Nhà văn hóa Sinh viên từng tổ chức tại khu vực này có đến hàng chục ngàn sinh viên tham gia”.

Có mặt tại lễ khởi công, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: “Dù điều kiện kinh tế không phải đã hết khó khăn nhưng lãnh đạo thành phố quan tâm đầu tư thực hiện các công trình với quan điểm những gì tốt đẹp nhất phục vụ cho sự phát triển của sinh viên, thế hệ trẻ thì thành phố luôn sẵn sàng”.

QUỐC NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp