17/08/2005 07:04 GMT+7

Cai nghiện... Internet!

T.Đ.THÀNH (Theo Times)
T.Đ.THÀNH (Theo Times)

TT - Cậu học sinh 19 tuổi Zhu Zhenghua tưởng cha mẹ đưa mình đi tham quan Bắc Kinh khi yêu cầu cậu thu xếp đồ đạc. Nhưng hóa ra, cậu được đưa vào Viện Quân y Bắc Kinh để “cai nghiện” Internet.

ACAVUF9a.jpgPhóng to
Tại một quán cà phê Internet ở Bắc Kinh
TT - Cậu học sinh 19 tuổi Zhu Zhenghua tưởng cha mẹ đưa mình đi tham quan Bắc Kinh khi yêu cầu cậu thu xếp đồ đạc. Nhưng hóa ra, cậu được đưa vào Viện Quân y Bắc Kinh để “cai nghiện” Internet.

Zhu cũng không chống đối: "Tôi lên mạng cả ngày, tới khi quá mệt. Tôi không nhớ bao lâu, có thể nhiều ngày như vậy. Nên tôi nghĩ đi viện cũng tốt thôi".

Số cư dân Internet của Trung Quốc đã bành trướng tới 100 triệu người, mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.

Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện Tao Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.

Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.

Trung Quốc có khoảng 42 triệu máy tính với 103 triệu người sử dụng Internet (7,9% dân số), và có số người sử dụng Internet nhiều hơn bất cứ đâu, trừ Mỹ.

Đa số người Trung Quốc vào mạng tại các quán cà phê Internet, có khoảng 100.000 quán tại nước này.

Bất cứ lúc nào cũng có khoảng 2 triệu người Trung Quốc đang chơi bài trên mạng.

Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.

Phân loại bệnh nhân, bác sĩ Tao cho biết khoảng 80% là con nghiện trò chơi điện tử, 10% là con nghiện "chat", 5% lên mạng để đánh bài và 5% còn lại rơi vào những phạm trù "chuyên gia" - mà một trong những em này có đêm đã lẻn vào phòng máy tính của bệnh viện, bẻ mật mã!

Chữa trị

Theo bác sĩ Tao, nghiện Internet khác với nghiện ma túy, có thể điều trị khỏi, tỉ lệ dứt bệnh là 70%. Bệnh viện có một đội ngũ 20 bác sĩ, y tá phục vụ mỗi đợt khoảng 20 bệnh nhân.

Mỗi bệnh nhân có thể điều trị lưu trú hai tuần, kết hợp nhiều liệu pháp từ thuốc men, trị liệu tâm lý, tới châm cứu và thể dục (bóng rổ hay bơi lội). Tất cả nhắm vào việc đưa con nghiện trở lại cuộc sống bình thường,

Mỗi ngày, đúng 6g sáng, tất cả phải ra sân tập thể dục dưới sự giám sát của một... binh sĩ (nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân). Sau đó, bệnh nhân sẽ qua những đợt điều trị bằng máy, tác động xung lượng thần kinh bằng dòng điện 30 volt.

Tối tối các con nghiện được tập trung vào một phòng nhỏ để trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm. Giá cho một ngày điều trị là 50 USD, và từ khi thành lập tới nay, bệnh viện của bác sĩ Tao đã trị dứt bệnh 400 con nghiện.

Với những trường hợp "tái nghiện", bác sĩ Tao cho rằng nguyên nhân thường là những vấn đề gia đình. Đa số các em bị bệnh này là con một, được nuông chiều và tự do quá trớn. Ngược lại, một số là con em các gia đình do cha mẹ ly hôn, bị bỏ bê không ai coi sóc.

Vì thế bệnh viện cũng tư vấn tâm lý cho cha mẹ, thân nhân của các bệnh nhân để hỗ trợ điều trị sau khi bệnh nhân ra viện.

T.Đ.THÀNH (Theo Times)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp