10/06/2019 09:17 GMT+7

Cái giỏ đi chợ của má

QUỐC VIỆT
QUỐC VIỆT

TTO - Từ giỏ bàng, giỏ cói hay cái giỏ nhựa có thể xài bền bỉ 5, 10 năm... thay cho bao món đồ nhựa mỗi ngày. Ai cũng khát khao môi trường sống trong lành. Nhưng trước khi đòi hỏi nơi chốn mình sống thay đổi tốt đẹp hơn, hãy đổi thay từ chính mình.

Cái giỏ đi chợ của má - Ảnh 1.

Đệm nằm, giỏ đi chợ làm từ cây cỏ thân thiện môi trường - Ảnh: THU HIẾN

Dạo này, má tôi hay than: "Chi mà người ta xả rác độc hại dữ vậy?". Lắc đầu trước hình ảnh rác nhựa tràn lan khắp nơi, bà kể thời mình đâu có xài đồ nhựa nhiều như giờ, nhưng vẫn đi chợ, vẫn tay xách nách mang đủ thứ hằng ngày, vẫn nuôi sắp nhỏ lớn lên.

"Hồi đó, xài toàn bàng, giỏ cói không hà. Giỏ bằng lá cỏ vậy chứ đựng được dữ lắm. Chục ký gạo hay lận cả một chú heo con cũng không rách" - má tôi hoài niệm.

Thiệt ra, bà không nhắc tôi cũng nhớ từ khi mình lẫm chẫm biết đi đã gắn liền với cây bàng mọc hoang khắp bưng biền miền Nam.

Người ta cắt cỏ bàng thân mềm lớn cỡ cây đũa, cao tầm hơn 1 mét để làm đủ thứ gắn liền với cuộc sống thường ngày. Từ lợp mái nhà, đan chiếu ngủ, làm gối, nón đến chất đốt hằng ngày. Nhưng những thứ làm tôi nhớ mãi là cái cặp tụi tôi đi học, cái của má đều được làm từ cỏ bưng này.

Sau này về thành phố, má tôi vẫn quen dùng giỏ bàng, đi đâu bà cũng cầm nó bên mình. Mãi sau, giỏ nhựa xuất hiện phổ biến, má tôi cũng dần xài. Nhưng cách xài của bà hoàn toàn không phải như bao nilông bây giờ.

Một nhựa bà xài bền bỉ 5 năm, 10 năm vẫn chưa bỏ đi. Nó có bị đứt, bị rách một chút có thể đem ra ông hàn nhựa đầu chợ vá lại, hoặc xỏ sợi dây ràng rịt là lại xài tiếp...

Gần đây, má tôi hay than thở khi chứng kiến cảnh nhiều người cứ chọn tiện lợi cho mình bằng đi chợ tay không rồi mua đồ đựng túi nhựa, rồi vứt đi gây ô nhiễm trầm trọng. Mỗi ngày chỉ một người tay không đi chợ, ít nhất cũng phải dùng đến mấy món đồ nhựa khó phân hủy.

Bà chân chất nói: "Thiệt, đơn giản thôi mà, chỉ thay đổi thói quen là thay đổi tình hình. Cầm cái giỏ có bất tiện, xấu xí chi đâu mà người ta không chịu cầm? Cứ tiện tay cái túi nhựa xài một lần rồi gây ô nhiễm, độc hại".

Đúng là bắt đầu một chút thay đổi từ chính mình có thể tạo ra sự đổi thay lớn.

Ai đó nói xách giỏ đi chợ có thể vướng víu, lỉnh kỉnh hãy thử nghĩ lại ngày xưa bà mình, mẹ mình xách giỏ đi bộ hay đi xe đạp hàng cây số để đến chợ rồi về nhà, họ có than thở chi đâu? Đặc biệt là thời nay, cái móc xe máy hay cốp xe ôtô đã thay cho bàn tay cầm giỏ.

Ai chẳng khát khao môi trường sống trong lành. Nhưng trước khi đòi hỏi nơi chốn mình sống thay đổi tốt đẹp hơn, hãy đổi thay từ chính mình.

Thay đổi từ chuyện nhỏ như cái giỏ đi chợ của má tôi, của các chị em khác, thành một chuyện lớn của xã hội là không còn độc hại nữa.

Gánh nặng rác thải nhựa đang đè nặng Việt Nam

TTO - Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương/năm.

QUỐC VIỆT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp