24/03/2017 08:41 GMT+7

Cái đẹp đang bị mất công bằng?

DANH QUỐC CƯỜNG
DANH QUỐC CƯỜNG

TTO - Tham gia diễn đàn “Cuộc sống quanh ta”, bạn Danh Quốc Cường đã làm một cuộc khảo sát bỏ túi và đi đến kết luận: Để dẹp cái xấu, cần xem trọng và phải trả lại sự công bằng cho cái đẹp.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, xin giới thiệu bài viết này của tác giả Danh Quốc Cường

Diễn đàn “ của Tuổi Trẻ Online có hai câu hỏi phản ánh đúng tâm trạng băn khoăn trong xã hội hiện nay: “Phải chăng cuộc sống này bất an đến lúc đáng báo động hay đó chỉ là thiểu số cái xấu cần lên án? Xã hội này còn cái đẹp nào chưa được tôn vinh?”.

Cái xấu rất đáng báo động

Có quan điểm cho rằng do thời nay các loại phương tiện, công nghệ truyền tin phát triển nên cái xấu, cái ác dễ dàng được truyền đi nhanh chóng rồi hội tụ trên không gian mạng; điều đó khiến người ta ngộ nhận là đạo đức xã hội đang xuống cấp; chứ chưa hẳn cuộc sống này bị cái xấu, cái ác lộng hành đến mức phải báo động, bất an.

Lý lẽ trấn an như vậy khó mà thuyết phục bởi hiện nay chưa thấy ai công bố rộng rãi một nghiên cứu có đủ luận cứ để khẳng định lý lẽ trên. Ngược lại, người ta thấy cái xấu, cái ác xảy ra khắp nơi, tràn ngập thông tin phản ảnh trên không gian Internet. Trong khi đó, cái đẹp đang có xu hướng ít được quan tâm hơn.

Nếu cho rằng người ta ngộ nhận thì tại sao nhiều lãnh đạo, đại biểu Quốc hội và dư luận không ngừng lên tiếng về tình trạng xuống cấp của đạo đức xã hội.

Chuyên gia về tội phạm nổi tiếng, ông Đinh Văn Quế, nguyên chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao, đã lên tiếng từ năm 2014: “Xã hội trước đây cũng có án giết người nhưng không …, bây giờ lại có nhiều vụ do chính người thân thiết ra tay ác độc với nhau. Thậm chí, có những vụ man rợ đến mức mà chính tôi … bất ngờ, ghê rợn”.

Mặt khác, có điều gì đó không ổn về mức độ quan tâm của cư dân mạng đối với cái đẹp và cái xấu. Khảo sát thử một mẫu ngẫu nhiên gồm 12 tin, bài nói về cái hay, cái đẹp và 12 tin, bài nói về cái xấu, cái ác trên Tuổi Trẻ Online. Kết quả cho thấy sự “quan tâm” và “bình luận” về cái xấu, cái ác nhiều hơn gấp đôi và gấp bốn lần so với cái hay, cái đẹp, cái điển hình.

Trong số 12 tin, bài nói về cái đẹp gần đây như: “ (TTO - 27/02/2017); “” (TTO - 05/10/2016); (TTO - 12/11/2014)… chỉ có 261 “quan tâm” và 69 “bình luận”.

Trong khi đó, 12 tin, bài nói về cái xấu và tội ác như: “” (TTO - 16/02/2017); “ (TTO - 14/01/2017); (TTO - 12/07/2015); “” (TTO - 26/04/2016)… thì có đến 563 “quan tâm”, tức hơn gấp đôi và con số “bình luận” lên đến 327 (gấp bốn lần số lượng “bình luận” của cái hay, cái đẹp).

Mẫu khảo sát này tuy nhỏ nhưng phần nào trùng hợp với xu hướng quan tâm tìm hiểu, truyền tin, bàn luận về cái xấu nhiều hơn cái đẹp trong một bộ phận cư dân mạng. Ngược lại, các hành vi và nghĩa cử cao đẹp, các vần thơ, lời hay ý đẹp, nét đẹp văn hóa, tình yêu thương con người thì ít được quan tâm hơn.

Tại sao cái xấu được quan tâm hơn?

Khi không gian sống (thực) mang đến cảm giác thiếu an toàn thì người ta thường có xu hướng muốn tìm hiểu nhiều hơn về cái xấu, cái ác để cùng nhau đề phòng, cảnh báo và trừng trị.

Công bằng mà nói, những người hay quan tâm, bình luận, share, post… về cái xấu, cái ác chủ yếu là muốn cảnh báo, lên án; hoặc vì quá câm phẫn mà muốn cả xã hội cùng lên án, trừng trị bằng “búa rìu” hay “ném đá”… Nói chung thường xuất phát từ một động cơ khá lành mạnh.

Thế nhưng nếu trình trạng này kéo dài thì khó thực hiện phương châm “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, ảnh hưởng đến truyền thống “lấy chính thắng tà”. Mặt khác, nhận thức, thái độ và hành vi (tốt, xấu) của con người thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì mắt thấy, tai nghe.

Nếu như trẻ em thường hay bắt chước thì người lớn lại hay liên tưởng. Internet “ảo” nhưng lại làm cho người ta có cảm giác thật, tình cảm thật, thái độ thật và hành vi thật.

Đọc, nghe, xem, chia sẻ, bình luận quá nhiều về cái xấu, cái ác… trước hết tạo tâm lý bất an, sau đó mất niềm tin cuộc sống, có thái độ thờ ơ với giá trị sống, xa rời cái đẹp, dễ bi quan và hành động theo sự liên tưởng.

Cần trả lại sự công bằng cho cái đẹp

Có một thời báo chí tốn biết bao giấy mực để nói về tình trạng nhiều người còn xem nhẹ các môn học văn hóa, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, hội họa… nói chung, những môn học khuyến khích tôn vinh cái đẹp, tình yêu thương con người và đậm tính nhân văn.

Ngay cả hiện nay, các môn học này hay bị xem nhẹ do khó hái ra tiền. Nghe con mình muốn học âm nhạc, hội họa, văn hóa, văn chương... thì nhiều bậc phụ huynh thất vọng. Thực trạng này cũng xuất phát từ nhiều bất cập của thị trường lao động.

Vậy để dẹp cái xấu và muốn người ta quan tâm hơn đến cái đẹp thì cần phải xem trọng quá trình giáo dục về cái đẹp, cụ thể là trả lại sự công bằng cho các môn học nói trên.

“Chống tiêu cực” bằng cách “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu” hay “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” là cách làm phổ biến ở hầu hết các nước. Vậy cần phải giáo dục thế nào để người dân đam mê tìm hiểu cái đẹp, nâng cao hơn nữa khả năng cảm nhận và yêu cái đẹp. Khi đó mới mong dẹp được cái xấu.

Bảng khảo sát mức độ quan tâm tin, bài về cái xấu, cái đẹp trên Tuổi Trẻ Online:

Tin/bài

Loại tin

Số quan tâm

số lượng bình luận

Mê mẩn với những khu vườn trên cao đẹp nhất thế giới (17/4/2015)

về cái đẹp

14

1

Ngày xưa có một chuyện tình: đẹp đẽ và cao thượng (05/10/2016)

về cái đẹp

0

5

Hành trình “Người Việt và Tâm hồn cao thượng” đã bắt đầu (28/02/22017)

về cái đẹp

3

0

Cộng tác viên báo Tuổi Trẻ liều mình cứu học sinh bị nước cuốn trôi (14/12/2017)

về cái đẹp

0

0

Chàng trai nghèo mò cua bắt ốc, quên mình cứu hai người (21/07/2015 )

về cái đẹp

39

23

Cảnh sát Nhật vinh danh chàng trai Việt dũng cảm cứu người (19/02/2017)

về cái đẹp

103

32

Người lái xe dũng cảm (12/11/2014)

về cái đẹp

84

5

​Chủ tiệm tạp hóa trả lại hơn 100 triệu đồng nhặt được (25/08/2015)

về cái đẹp

9

2

Biểu dương ý chí quật cường của dân tộc (22/11/2010)

về cái đẹp

0

0

“Giàu hơn” nhờ giúp người (27/02/2017)

về cái đẹp

9

1

Người bán mít với hành động đẹp (28/02/2014)

về cái đẹp

0

0

Giúp người, không hôi của - hành động quá đẹp! (28/02/2014)

về cái đẹp

0

0

Kết quả quan tâm, bình luận về cái đẹp

 

261

69

​Giết bạn thân vì… thương vợ bạn (16/02/2017)

về cái xấu

42

26

Nghi phạm giết bạn học, bỏ thi thể trong thùng xốp khai gì? (14/01/2017)

về cái xấu

96

63

Thảm sát ở Bình Phước: "Quá man rợ"! (08/07/2015)

về cái xấu

80

19

Nhiều vụ án man rợ, vì sao? (05/10/2014)

về cái xấu

39

7

​9X giết sáu người, lỗi do đâu? (12/07/2015)

về cái xấu

42

43

Sát thủ man rợ lãnh án tử hình (04/03/2016)

về cái xấu

39

12

Băng nhóm chém nhau giữa đường, náo loạn Đồng Nai (12/02/2017)

về cái xấu

15

9

Giang hồ trên xe buýt: nỗi khiếp đảm của hành khách (15/11/2016)

về cái xấu

87

49

Xếp hàng không phải thói quen của người Việt? (15/12/2016)

về cái xấu

24

46

Một người Việt bị bắt ở Thái Lan vì trộm túi xách (26/04/2016)

về cái xấu

39

12

Hai người Việt bị bắt ở Singapore vì trộm 500.000 đôla (06/01/2016)

về cái xấu

26

38

40 người xem Facebook trực tiếp thiếu nữ bị cưỡng hiếp (22/03/2017, cách thời điểm thống kê chưa đầy 24 tiếng)

về cái xấu

34

3

Kết quả quan tâm, bình luận về cái xấu, cái ác

 

563

327

 Tác giả khảo sát từ 11h30-12h30 ngày 23-3-2017

Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn có thể trao đổi với tác giả trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

 

DANH QUỐC CƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp