Phóng to |
Zulfahmi, nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace ở những khu rừng Đông Nam Á, cho biết người dân địa phương đã dùng bẫy này để bắt heo rừng, nằm trong khu vực khai thác của công ty APP - một trong những công ty hàng đầu thế giới về giấy và đóng gói tại Indonesia. Hiện nay do sự khai thác của APP mà cọp Sumatra đang phải rời bỏ nơi sinh sống của mình.
Đoạn clip có thể gây sốc cho một số người vì sự thương tâm |
Zamzami, cũng là một nhà hoạt động tổ chức Greenpeace, đã chứng kiến toàn bộ cái chết đau đớn của con cọp 18 tháng tuổi này trong vòng 3g đồng hồ. Anh cho biết khi bị mắc bẫy cách đây bảy ngày, mặc dù cọp cố gắng nhấc chân ra khỏi bẫy nhưng đều thất bại. Phần chân bị mắc bẫy ngày càng thâm đen và hoại tử, đồng thời chú cọp con đó không ăn uống gì trong bảy ngày nên đã kệt sức và chết dần chết mòn.
Mặc dù có những ý kiến cho rằng đó là lỗi của những người dân địa phương, nhưng APP cũng có phần trách nhiệm sâu sắc đối với vụ việc này. Theo một thống kê của Greenpeace, loài cọp quý hiếm này trên thế giới chỉ còn 300-400 con. Nếu hiện tượng này cứ tiếp diễn mãi cùng nạn săn trộm và buôn bán thú rừng, nó sẽ được đưa vào danh sách của những loài thú quý tuyệt chủng.
Tổ chức Greenpeace còn nói nếu môi trường sống của chúng bị phá hủy thì chúng sẽ di chuyển sống gần hơn con người, điều đó dẫn đến một số thảm họa chết người khi những con cọp đó thiếu ăn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận