23/04/2023 06:26 GMT+7

'Cách tân kiểu gì cũng được nhưng khi đó đừng gọi là áo dài'

Ngày nay, áo dài được thiết kế cách tân với nhiều kiểu dáng phù hợp với đời sống hiện tại. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là thời trang.

Cách tân kiểu gì cũng được nhưng khi đó đừng gọi là áo dài - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn chia sẻ về lịch sử áo dài qua phần kết nối của bà Đinh Xuân Hảo (nguyên giảng viên Trường đại học Sài Gòn) - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Bảo tàng Áo dài phối hợp cùng Trà Sử Quán và Câu lạc bộ Vầng trăng tri thức tổ chức buổi giao lưu có chủ đề Văn hóa áo dài, vào chiều 22-4, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Áo dài may sẵn chỉ là trang phục thời trang?

Nhà nghiên cứu lịch sử Trần Đình Sơn đã giới thiệu lược sử phát triển của áo dài, đồng thời chia sẻ xoay quanh nội dung “Áo dài là di sản tinh thần quý giá của dân tộc”.

Các chuyên gia cho rằng trang phục áo dài thể hiện dấu ấn văn hóa, cần được bảo tồn và phát huy. Áo dài truyền thống yêu cầu may đúng chuẩn mực. Ngoài áo còn có khăn, quần trắng hai ống. Bởi trang phục truyền thống được xem là quốc phục cần phải tôn trọng.

Cách tân kiểu gì cũng được nhưng khi đó đừng gọi là áo dài - Ảnh 2.

Các khách mời mặc áo dài dự chương trình - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

“Áo dài được xem là nét đẹp của văn hóa Việt Nam, giữ gìn bằng cách tuyên truyền cho giới trẻ mặc áo dài truyền thống khi cử hành hôn lễ hoặc áo dài trong những dịp quan trọng, lễ Tết hoặc lễ tốt nghiệp đại học…

Áo dài truyền thống có mẫu quy định rõ ràng, chừng mực. Còn áo dài cách tân có nhiều mẫu mã phù hợp với đời sống hiện tại, phù hợp với nhiều bạn trẻ” - ông Sơn nói với Tuổi Trẻ Online.

Bà Hoàng Thị Ngọc Thương - một giáo viên ở Phú Nhuận, TP.HCM - cho rằng áo dài truyền thống là phải đo may. Áo dài cách tân hoặc bán may sẵn chỉ là thời trang.

“Theo thời gian, áo dài cách tân thành ngàn vạn mẫu mã. Các bạn trẻ muốn mặc áo dài cách tân kiểu gì cũng được nhưng không được gọi đó là áo dài, hãy xem nó là thời trang thông thường” - bà Ngọc Thương nêu quan điểm.

Phản đối mặc áo dài chạy marathon

Cách tân kiểu gì cũng được nhưng khi đó đừng gọi là áo dài - Ảnh 4.

Ca sĩ Đức Tuấn từng mặc áo dài tham gia giải chạy bộ - Ảnh: Facebook Pham Duc Tuan

Ông Trần Đình Sơn cho rằng việc mặc áo dài đến công sở không nên (trừ khi mặc dự các hoạt động mang tính lễ nghi) bởi áo dài thể hiện uy quyền, kiểu cách không gần gũi trong giao tiếp với người dân.

Tuy nhiên ông tán thành những đơn vị ngoài cơ quan hành chính nhà nước có thể mặc áo dài như đồng phục đơn vị, để tạo sự chú ý, thu hút với mọi người xung quanh.

Nói về việc thời gian qua có nhiều người, trong đó có văn nghệ sĩ mặc áo dài tham gia giải chạy bộ, ông Sơn cho rằng không phù hợp. Thậm chí ông nói mặc áo dài chạy bộ như trò hề, bôi bác áo dài.

Bà Thương đồng ý kiến trên, mỗi ngành nghề có áo riêng, học sinh có áo học sinh, thể dục có quần áo thể dục, tập võ có trang phục của võ. Bà nói thêm: “Không ai quảng bá áo dài trong chạy marathon cả vì vướng, sao chạy được”.

Nhà thiết kế Minh Châu thổi hơi thở hiện đại vào áo dài truyền thốngNhà thiết kế Minh Châu thổi hơi thở hiện đại vào áo dài truyền thống

TTO - Nhà thiết kế Minh Châu từng gây ấn tượng tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam với bộ sưu tập Kim (2019), Kim lang (2020). Năm nay, anh mang đến bộ sưu tập 'Hồi sinh' lan tỏa thông điệp về sức sống của áo dài, của thời trang Việt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp