Cục máu đông tắc nghẽn gặp mảng xơ vữa lòng mạch, gây ra hiện tượng đột qụy
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM, đột quỵ có hai dạng chính: nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Nguyên nhân chủ yếu là do tác động cộng hưởng của các mảng xơ vữa và cục máu đông bên trong lòng mạch.
"Chỉ sau vài giây máu tắc nghẽn không lên tưới não, các tế bào thần kinh bắt đầu tê liệt. Qua thêm một phút, khoảng 2 triệu nơron sẽ chết. Sau 3 giờ tính mạng bệnh nhân như ngàn cân treo trên sợi tóc", bác sĩ Cường cho biết.
Nhiều người còn chủ quan cho rằng đột quỵ không đến lượt mình, song theo bác sĩ Cường, cứ 6 người khỏe sẽ có một người bị đột quỵ. Và 10 người tai biến, thì 2 tử vong, 5 tàn phế.
Những người có nguy cơ đột quỵ cao nhất là người trên 40 tuổi, béo phì, mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch hoặc hay stress, hút thuốc lá và uống rượu bia… Bác sĩ khuyên, nhóm đối tượng này nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa tận gốc 2 yếu tố gây tai biến: mảng xơ vữa và cục máu đông.
Ngừa mảng xơ vữa thành mạch
Mảng xơ vữa được tạo thành bởi chất béo, cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch. Chúng làm cho lòng mạch hẹp lại, cản trở vận chuyển máu lên não. Lâu ngày, thành mạch có thể xơ vữa đến mức chai cứng, dễ vỡ, dễ xuất huyết.
Để ngăn hình thành và tiêu hủy mảng xơ vữa, không có cách nào hiệu quả hơn lối sống năng vận động, tích cực tham gia các hoạt động thể thao giúp máu huyết lưu thông. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần, tăng dần từ cường độ thấp đến cao.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn dầu mỡ và nội tạng nhiều cholesterol; nêm bớt muối (dưới 5-6 g mỗi ngày); giảm cân nếu béo phì; không hút thuốc lá; ăn nhiều rau xanh và trái cây; tránh stress kéo dài...
Nên kiểm tra huyết áp, đường huyết và mỡ máu định kỳ, giúp phát hiện sớm nguy cơ xơ vữa động mạch và điều trị kịp thời. Với người cao huyết áp, cần giữ được mức mục tiêu 140/90 mmHg để phòng ngừa tai biến.
Ngăn hình thành cục máu đông
Bác sĩ Cường cho biết: "Cục máu đông (còn gọi là huyết khối) được xác định là nguyên nhân gây ra 80% các ca đột quỵ. Nếu chúng gặp phải mảng xơ vữa đủ lớn, nguy cơ tai biến gần như 100%".
Cục máu đông hình thành tại chỗ đứt tay, giúp cầm máu ngăn chảy ra ngoài, bảo vệ cơ thể. Song nếu hình thành bên trong lòng mạch, chúng sẽ làm tắc nghẽn máu đến não và cơ quan khác. Theo phản ứng sinh học, cơ thể sẽ tiết ra enzyme plasmin nội sinh làm tan máu đông. Song nếu cục máu đông quá lớn, enzyme plasmin tiết ra không đủ, bệnh nhân sẽ đột ngột tê yếu tay chân và mặt, đi đứng khó khăn, mờ mắt, đau đầu, sau đó ngã quỵ.
Natto (đậu tương lên men) giàu enzym nattokinase được người Nhật dùng 1.200 năm qua để phòng ngừa đột quỵ
Để ngăn hình thành và làm tan cục máu đông, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều cá chứa omega-3, rau xanh dồi dào chất chống oxy hóa, nho và chuối giàu kali, trà lá sen giảm mỡ máu, đậu tương lên men (món natto Nhật Bản) và thực phẩm hỗ trợ điều trị chứa enzym nattokinase làm tan cục máu đông...
Trong đó, có ít nhất 20 nghiên cứu đã chứng minh enzym nattokinase có khả năng tiêu hủy huyết khối mạnh và hữu hiệu gấp 4 lần enzym plasmin trong cơ thể. Theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và giảm độ nhầy máu.
Ngoài ra, bác sĩ Cường cũng lưu ý, phụ nữ nên thận trọng khi dùng thuốc tránh thai chứa nội tiết tố estrogen và progestin làm tăng các yếu tố đông máu và nguy cơ đột quỵ.
Natto Enzym chứa enzym nattokinase giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu não; làm tan cục máu đông và tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng bệnh liên quan đến cục máu đông (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch do tiểu đường...).
NattoEnzym được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận