29/05/2017 17:15 GMT+7

Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu (đường tiểu)

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Cao Bằng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Cao Bằng

Viêm đường tiết niệu là những viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn.

Bệnh không những ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và những biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh. Bệnh có cả ở nam và nữ nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 5 lần so với nam giới.

Đường tiết niệu gồm 2 quả thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thông thường nước tiểu vốn vô trùng, cấu tạo đặc biệt ở bàng quang gắn vào thành bàng quang có tác dụng như van chống trào ngược ngăn cản nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Khi vi khuẩn vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu gây nên hiện tượng viêm đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên thận.

Có đến 90% trường hợp gây bệnh là do vi khuẩn “Escherichia coli” gây ra. Một số vi khuẩn khác gây bệnh là: Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophyticus. Phần lớn các vi khuẩn này là vi khuẩn đường ruột, thường ký sinh ở ruột già, một phần nhỏ bệnh nguyên nhân do nấm gây ra.

Các yếu tố khác làm cho viêm đường tiết niệu dễ xảy ra như: các bệnh sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc các bệnh như đái tháo đường, dị dạng thận, niệu quản, suy giảm miễn dịch , già yếu, suy kiệt…Quan hệ tình dục với người bị bệnh cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện ở trẻ nhỏ:

 - Tiêu chảy.

 - Khóc quá mức và không thể dỗ nín bằng các cách thông thường như cho bú, ôm ấp...

 - Chán ăn.

 - Sốt.

 - Buồn nôn và nôn mửa.

Biểu hiện ở trẻ lớn:

 - Đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng ở thận).

 - Tiểu rắt: tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít nước tiểu.

 - Són nước tiểu.

 - Tiểu buốt: trẻ thường đau khi tiểu. Đặc biệt trẻ trai đang tiểu vì đau quá nên có thể đưa tay bóp lấy dương vật. Do vậy bàn tay trẻ thường bay mùi nước tiểu ("dấu hiệu bàn tay khai").

 - Đau vùng bụng dưới.

 - Nước tiểu đục đôi khi có máu hoặc có mùi bất thường.

Biểu hiện ở người lớn:

- Đau khi đi tiểu: đây là dấu hiệu phổ biến nhất của người bị viêm đường tiết niệu. Người bệnh có thể cảm thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

- Buồn đi tiểu thường xuyên: khi bị viêm đường tiết niệu cảm thấy buồn đi tiểu thường xuyên, thậm chí là liên tục hơn so với trước kia. Đặc biệt là hay buồn đi tiểu vào ban đêm.

- Nước tiểu ít: đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.

- Đái buốt, đái rắt.

- Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi: màu sắc của nước tiểu thay đổi sậm màu, đục hơn bình thường. Mỗi khi đi tiểu xong thì thấy có mùi khai nồng nặc của nước tiểu bốc lên, hiện tượng này gia tăng theo từng ngày khi bệnh càng nặng thêm.

- Đau bụng và sốt: vùng bụng dưới đau rát không rõ lý do, đôi khi cơn đau còn kéo theo cả vùng thắt lưng. Trường hợp nặng người bệnh còn có cảm giác ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn ói…

Phòng bệnh

Những biện pháp sau đây có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu:

 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

 - Tránh các chất có thể gây kích thích niệu đạo như: nằm trong bồn tắm hòa xà phòng, chất khử mùi tại chỗ…

- Đối với trẻ nhỏ thay tã cho trẻ ngay lập tức sau khi dính phân.

- Uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để tống xuất vi khuẩn khỏi đường tiểu.

- Tắm vòi hoa sen chứ không nên tắm bồn tắm.

- Vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp.

- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.

- Lau hậu môn từ trước ra sau khi làm vệ sinh sau đại tiện, tránh đưa vi khuẩn từ vùng hậu môn vào lỗ niệu đạo.

- Vitamin C cũng có khả năng giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.

- Nếu phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị viêm đường tiết niệu thì nên xem lại tư thế giao hợp nhằm tránh bớt các tư thế gây tác động nhiều đến lỗ niệu đạo.

- Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã khi đi tiểu, hãy đi từ từ. Không nên quá sức, sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.

- Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như: sỏi đường tiết niệu, u phì đại tuyến tiền liệt…

- Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm không chỉ khiến người bệnh khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng trị bệnh thích hợp.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Cao Bằng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp