30/05/2024 10:02 GMT+7

Cách nào để không làm lại chứng nhận kết hôn 'hết hạn khi quá 30 năm'?

Theo nhiều bạn đọc, chuyện "chứng nhận kết hôn hết hạn khi quá 30 năm" cần có cách giải quyết trước mắt và lâu dài để không lặp lại tình trạng tương tự.

Chứng nhận kết hôn của ông N.V.L. với bà N.T.T. lập ngày 6-11-1993, phần thông tin

Chứng nhận kết hôn của ông N.V.L. với bà N.T.T. lập ngày 6-11-1993, phần thông tin "quyển số, số" để trống - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Như thông tin: Một độc giả của Tuổi Trẻ Online phản ánh được UBND xã gửi thông báo yêu cầu làm lại giấy chứng nhận kết hôn với lý do giấy đã quá 30 năm, không còn giá trị.

Giải thích việc này, ông Phạm Xuân Vinh - phó chủ tịch UBND xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - khẳng định không có việc bỗng dưng xã An Lâm gọi công dân ra UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn lại vì giấy chứng nhận kết hôn hết hiệu lực sau 30 năm.

Theo ông Vinh, trước đó vợ chồng ông N.V.L., bà N.T.T. (thôn Hoàng Dương) đã ra UBND xã An Lâm đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân, xin sao trích lục giấy chứng nhận kết hôn.

Tuy nhiên, khi xã rà soát sổ lưu trữ không thấy số hiệu và các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận kết hôn mà ông L. và bà T. đang giữ, thông tin không lưu trong sổ nên không thể trích lục được.

"Vì có thông tin trong sổ mới trích lục được, do vậy xã đã hướng dẫn vợ chồng ông L. chuẩn bị một số giấy tờ để đăng ký kết hôn lại, sau đó mới có thể trích lục.

Giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng ông L. đang giữ nếu chỉ chứng thực thì vẫn được", ông Vinh cho biết.

Theo dõi vụ việc, nhiều bạn đọc gợi ý UBND xã nên linh động giải quyết dựa theo những giấy tờ liên quan đã có trước cho vợ chồng ông L. mà không cần phải làm lại chứng nhận kết hôn.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) cũng gợi ý cách giải quyết quanh vấn đề này.

Nhiều giấy tờ liên quan việc chứng nhận kết hôn

Bạn đọc Sỹ Hoàng hiến kế: "Có vô vàn sự kiện liên quan gắn liền với nhân thân của hai vợ chồng bà T. và ông L. đã xác lập trong quá khứ thông qua giấy chứng nhận kết hôn được cấp từ năm 1993, sao không dựa vào đó mà giải quyết.

Đó có thể là việc xác lập quyền tài sản chung của vợ chồng bà T. và ông L. trong thời kỳ hôn nhân; nghĩa vụ chung của hai vợ chồng trong việc trả nợ (nếu có)...".

Bạn đọc Ba Saigon gợi ý: "Sao không dựa vào xác minh tình trạng hôn nhân thực tế để trích lục căn cứ trên bản gốc họ đang giữ, vì từ khi đăng ký kết hôn năm 1993 đến nay gia đình họ vẫn ở tại địa phương mà".

Theo bạn đọc có nick name L.A.T., nên linh động cập nhật vào sổ trích lục và ký cho họ (những trường hợp xuất cảnh, yêu cầu trích lục/trích sao), các trường hợp khác chỉ cần sao y (photo - chứng thực) là đủ".

Hai cách giải quyết

Mục đích của người dân trong trường hợp trên đi xin trích lục để hoàn thành các thủ tục sang nước ngoài định cư cùng chồng. Khi xã rà soát sổ lưu trữ không thấy số hiệu và các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận kết hôn mà công dân hiện đang giữ, thông tin không lưu trong sổ nên không thể trích lục được.

Việc không thể trích lục khi không có sổ lưu (sổ bộ) là đúng, vì nguyên tắc trích lục phải từ sổ lưu. Đây là "điểm nghẽn", kẽ hở pháp luật, pháp luật chưa dự lường nên chưa kịp thời điều chỉnh, quy định vấn đề này.

Theo luật gia Phạm Văn Chung, để giải quyết vấn đề này có hai cách:

Một là công chứng, chứng thực giấy chứng nhận kết hôn này và sử dụng như bản chính theo quy định tại nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Hai là, cơ quan đăng ký hộ tịch phải vận dụng quy định tại Luật Hộ tịch, nghị định số 123/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan để thực hiện việc đăng ký lại kết hôn, sau đó tiến hành trích lục cho công dân.

Tại sao lại nói vận dụng, bởi khoản 1 điều 24 nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1-1-2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

Tức phải đủ hai điều kiện: đã đăng ký kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn của người yêu cầu cấp lại đều bị mất.

Từ vụ việc này, nhằm chấm dứt "điểm nghẽn", bất cập của pháp luật và để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, trước hết cần sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành.

Theo đó, người dân có giấy tờ nhân thân được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, nếu không còn sổ lưu thì được cấp bản trích lục theo đúng bản chính hợp pháp hiện có.

Đồng thời cơ quan chức năng cần cập nhật, bổ sung và hoàn thiện các giấy tờ nhân thân vào sổ bộ (sổ lưu) hoặc các cơ sở dữ liệu liên quan như cơ sở dữ liệu hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư..., nhất là giấy tờ hộ tịch trước đây được người dân cung cấp như giấy khai sinh, khai tử, kết hôn...

Việc này nhằm đảm bảo đồng bộ, thuận tiện trong việc tra cứu, khai thác, quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Xã yêu cầu làm lại giấy đăng ký kết hôn vì quá 30 năm, đúng luật không?Xã yêu cầu làm lại giấy đăng ký kết hôn vì quá 30 năm, đúng luật không?

UBND xã gửi thông báo yêu cầu vợ chồng tôi lên làm lại giấy đăng ký kết hôn với lý do giấy đã quá 30 năm, không còn giá trị.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp