- Hợp đồng bảo vệ mà ông trình bày được xem là một dạng của hợp đồng dịch vụ, “là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ” (điều 518 Bộ luật dân sự 2005).
Theo khoản 2 điều 3 nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22-4-2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ: “Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của nghị định này mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ”. Do chủ nhà (chủ hộ) chưa đăng ký kinh doanh, không có chức năng kinh doanh dịch vụ bảo vệ nên Phòng công chứng Sài Gòn hoặc UBND phường từ chối công chứng/chứng thực hợp đồng bảo vệ nêu trên là có cơ sở.
Theo khoản 2 điều 5 nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18-5-2007, ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. Như vậy, việc chủ hộ có hộ khẩu thường trú tại phường, yêu cầu phường chứng thực chữ ký của mình mà phường từ chối là không đúng.
Nếu doanh nghiệp của ông vẫn mong muốn thuê chủ hộ bảo vệ panô quảng cáo thì hai bên có thể ký kết hợp đồng lao động. Theo đó, người lao động (chủ hộ) có trách nhiệm bảo vệ panô quảng cáo cho người sử dụng lao động (doanh nghiệp). Hợp đồng lao động này không cần phải công chứng hoặc chứng thực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận