04/07/2024 12:06 GMT+7

Cách đặt căn cước công dân đúng vị trí chip NFC của 750 smartphone

Những hướng dẫn bằng hình minh họa cụ thể giúp người dùng dễ dàng đặt căn cước công dân đúng vị trí chip NFC của 750 mẫu smartphone phổ biến hiện nay.

Nhiều người dùng đang gặp khó khăn khi đọc thông tin thẻ   căn cước công dân  bằng chip NFC trên smartphone - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều người dùng đang gặp khó khăn khi đọc thông tin thẻ căn cước công dân bằng chip NFC trên smartphone - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Những ngày qua, một trong những khó khăn phổ biến trong việc cung cấp thông tin xác thực sinh trắc học của người dân là kết nối căn cước công dân với chip NFC trên điện thoại.

Cụ thể, rất nhiều người dân không thể biết chính xác vị trí chip NFC trên smartphone của mình ở đâu, nên đã cầm căn cước công dân đặt loạn xạ ở nhiều vị trí và liên tục thay đổi, dẫn đến điện thoại không đọc được thông tin trên thẻ.

Trang hướng dẫn https://nfc-guides.kalapa.vn/ được tạo ra từ các chuyên gia của Công ty công nghệ Kalapa sẽ giúp người dùng cách đặt căn cước công dân chính xác vị trí chip NFC trên smartphone, giúp việc kết nối và đọc thông tin thẻ hiệu quả nhất.

Truy cập vào trang nêu trên, người dùng có thể dễ dàng chọn lựa dòng điện thoại mình đang sử dụng từ 750 mẫu của 13 hãng điện thoại phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Tiếp đó, người dùng bấm kiểm tra sẽ ra vị trí có chip NFC trên điện thoại để đặt thẻ. Kết quả kèm ảnh minh họa giúp người dùng dễ hình dung vị trí chính xác.

Bên cạnh đó, trang web còn có video hướng dẫn người dùng cách quét chip điện tử trên căn cước công dân đối với các smartphone chạy hai hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS.

Với kinh nghiệm 5 năm nghiên cứu công nghệ để phát triển sản phẩm eKYC (xác thực định danh), bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, CEO Kalapa, chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn cung cấp thêm công cụ hỗ trợ hướng dẫn người dùng cách hoàn thiện việc xác thực căn cước công dân.

Chúng tôi hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc chung của cả xã hội là thúc đẩy số hóa và ngăn chặn gian lận lừa đảo qua mạng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng”.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển khoản hơn 10 triệu đồng

Từ 1-7, quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực. Theo đó, người dân chuyển khoản số tiền hơn 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày buộc phải xác thực sinh trắc học để tránh trường hợp tội phạm lừa đảo đánh cắp số tiền lớn trong tài khoản.

Không có chuyện nhân viên ngân hàng gọi hỗ trợ cài đặt sinh trắc họcKhông có chuyện nhân viên ngân hàng gọi hỗ trợ cài đặt sinh trắc học

Lợi dụng khách hàng gặp khó khăn khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp