26/11/2015 11:57 GMT+7

Các vụ bắn rơi máy bay chiến đấu

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Tờ Straitstimes cho rằng, trên thực tế, mặc dù việc bắn rơi máy bay của nước khác có thể bị xem là hành động chiến tranh, nhưng hiếm khi nó bị đẩy thành xung đột lớn hơn.

Ảnh cắt từ video quay lại cảnh máy bay chiến đấu SU-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi - Ảnh: EPA

Thống kê của trang Theminiaturespage cho thấy trong giai đoạn 1950-1970, nhiều máy bay quân sự Mỹ đã bị quân đội Liên bang Xô Viết cũ (Liên Xô) bắn hạ.

Từ giai đoạn Berlin Airlift (24-6-1948 đến 12-5-1949, quân đội Liên Xô tổ chức chiến dịch bao vây phong tỏa Tây Berlin, dẫn tới cuộc không vận khẩn cấp của Hoa Kỳ) cho tới khi sụp đổ bức tường Berlin đêm 9-11-1989, quân đội Mỹ và Liên Xô đã đối đầu cả trăm lượt trên không.

Giai đoạn xung đột ác liệt nhất bắt đầu năm 1950 khi chiến đấu cơ Liên Xô bắn hạ máy bay tuần tra của hải quân Mỹ trên không phận ngoài khơi biển Baltic, khu vực nay thuộc Latvia.

Cụ thể, ngày 8-4-1950, một chiếc PB4Y-2 Privateer của hải quân Mỹ đã bị súng cannon 23 mm từ hai chiến đấu cơ Lavochkin La-11 của Nga bắn rơi trên biển Baltic. Toàn bộ 10 thành viên phi hành đoàn được cho là đã tử nạn và không tìm thấy xác. Tới năm 1993, một cựu quan chức quân sự thời Xô Viết là Fyodor Shinkarenko nói ông tin rằng xác chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ đã được lặng lẽ trục vớt và đưa về Moscow.

Trong khoảng 12 năm thuộc giai đoạn 1950-1970, hơn 19 máy bay Mỹ đã bị những chiếc MiG của Nga bắn hạ. Dưới đây điểm ra một vài trong số những trường hợp đã được ghi lại:

Ngày 4-12-1950, một chiếc RB-45C Tornado của Không quân Hoa Kỳ cũng bị máy bay MiG của Liên Xô bắn rơi gần biên giới với CHDCND Triều Tiên. Hai trong số 4 thành viên phi hành đoàn tử nạn.

Ngày 26-12-1950, chiếc RB-29 Superfortress của Không quân Hoa Kỳ bị hai chiếc Mig bắn rơi trên vùng biển Nhật Bản.

Ngày 6-11-1951, chiếc P2V-3 Neptune của hải quân Mỹ bị hai chiến đấu cơ La-11 của Liên Xô bắn rơi gần Vladivostok. Tất cả 10 thành viên phi hành đoàn đều tử nạn.

Ngày 13-6-1952, chiếc RB-29 Superfortress của Không quân Hoa Kỳ bị hai chiếc MiG-15 bắn rơi trên biển Nhật Bản.

Ngày 7-10-1952, một chiếc RB-29 Superfortress của Không quân Hoa Kỳ cũng bị súng máy trên các chiến đấu cơ La-11 của Liên Xô bắn rơi trên không phận quần đảo Kurile. Cả tám thành viên phi hành đoàn tử nạn.

Ngày 29-7-1953, một chiếc RB-50G Superfortress của Không quân Hoa Kỳ bị hai chiếc MiG-17 bắn rơi gần Vladivostok.

Ngày 4-9-1954 chiếc P2V-5 của hải quân Mỹ bay từ Atsugi, Nhật Bản bị hai chiếc MiG-15 bắn rơi ngoài khơi Siberia.

Ngày 7-11-1954, chiếc RB-29 Superfortress của Không quân Hoa Kỳ bị hai chiến đấu cơ MiG-15 bắn rơi gần phía bắc Nhật Bản….

Lần cuối cùng một quốc gia thành viên NATO (không kể vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga vừa rồi) bắn hạ một máy bay chiến đấu (MiG-15) của Liên Xô xảy ra năm 1953. Bên bắn hạ là Mỹ và vụ việc xảy ra vào thời điểm cao trào trong giai đoạn căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh.

Sau vụ việc vừa xảy ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, chính phủ Nga nhanh chóng né tránh việc gọi sự cố này là hành vi gây chiến của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố máy bay của họ đã cảnh báo chiếc SU-24 của Nga tới 10 lần trước khi ra tay bắn hạ.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp