24/04/2023 20:10 GMT+7

Các tuyến đường sắt từ TP.HCM đến cảng, cửa khẩu có thể kêu gọi xã hội hóa

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho rằng đầu tư đường sắt quốc gia thì ngân sách là chủ đạo. Tuy nhiên, các tuyến đường sắt từ TP.HCM đi cảng biển, cửa khẩu có thể kêu gọi đầu tư xã hội hóa.

Các tuyến đường sắt từ TP.HCM đến cảng, cửa khẩu có thể kêu gọi xã hội hóa - Ảnh 1.

Người dân Đà Nẵng trồng hoa bên đường sắt - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận định như trên tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Đường sắt 2017 do Bộ Giao thông vận tải tổ chức chiều 24-4.

Ông Thắng cho rằng đặc thù đường sắt nguồn vốn lớn. Nếu làm khu đô thị thì rất nhanh vì xây xong có thể thu hồi vốn được ngay, còn để đầu tư xã hội hóa đường sắt bằng khai thác quỹ đất dọc đường sắt, xung quanh nhà ga làm trung tâm thương mại, kinh doanh cũng khó khả thi. 

Bởi "để một lúc có được chục tỉ USD làm đường sắt thì rất khó" vì nhà đầu tư không biết đấu giá đất sẽ được bao nhiêu tiền.

Theo ông Thắng, với đầu tư xã hội hóa có thể tập trung vào các tuyến đường sắt vừa phát triển khu đô thị, vừa chở người và hàng hóa thì mới khả thi. Có thể đầu tư xã hội hóa tuyến đường sắt từ TP.HCM đi đến cảng, cửa khẩu. 

Còn đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị cần nguồn lực ngân sách nhà nước, vốn ODA, đầu tư PPP có thể là một phần hỗ trợ thêm để phát triển đường sắt tốc độ cao.

Về sửa Luật Đường sắt, người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần sửa đổi bổ sung một số quyết định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hạ tầng, công nghiệp đường sắt, hỗ trợ vốn đầu tư khoa học công nghệ phát triển cơ khí đường sắt… để phục vụ cho đường sắt quốc gia, đô thị. "Nếu từ cái tăm, sợi chỉ đều phải đi nhập thì chết", ông Thắng ví dụ.

Trước đó, tham luận tại hội nghị, ông Vũ Quang Khôi - nguyên cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam - cho biết ngoài nguồn lực đầu tư thiếu thốn, nguồn ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bình quân 4 năm từ 2018 đến 2021 chỉ đáp ứng gần 40%, chỉ đủ bảo trì mức tối thiểu để khai thác. Kinh phí quản lý, bảo trì đường sắt mỗi năm thiếu hụt 4.500 tỉ đồng.

Trong khi đó, ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2012 - 2025 là 14.025 tỉ đồng (đạt 5,8% nhu cầu). Với nguồn vốn đầu tư phát triển đường sắt theo quy hoạch đến năm 2030 cần 240.000 tỉ đồng thì mỗi năm cần tối thiểu 32.300 tỉ đồng.

Theo ông Khôi, hiện Luật Đường sắt đã có cơ chế ưu đãi thu hút tư nhân đầu tư vào đường sắt nhưng thực tế không triển khai được do đầu tư đường sắt đòi hỏi đồng bộ cao từ đầu máy, toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu, suất đầu tư đường sắt lớn; lợi thế thương mại so với đầu tư các lĩnh vực khác chưa cao…

Đề xuất nắn đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi theo vành đai 3 tránh nơi đông dânĐề xuất nắn đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi theo vành đai 3 tránh nơi đông dân

Chuyên gia Viện Nghiên cứu vùng và đô thị đề xuất nắn đoạn tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ qua TP.HCM, Bình Dương đi sát đường vành đai 3 để tránh nơi đông dân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp