Trong báo cáo mới công bố, Teikoku Databank cho biết trong thời gian nói trên, có tới 49 cửa hàng mì ramen tại Nhật Bản phá sản - mức cao nhất kể từ năm 2014, và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Con số này làm gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn ngành do số vụ phá sản hằng năm cao nhất được ghi nhận vào năm 2020 là 54 vụ và vào năm 2023 là 53 vụ.
Báo cáo của Teikoku Databank cũng cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chi phí các thành phần mì ramen tăng cao. Chi phí để làm ra mỗi bát mì ramen xương lợn tại Tokyo đã tăng hơn 10% kể từ tháng 6-2022. Điều này là do giá thịt lợn và mì tăng vọt, cùng chi phí tiện ích tăng.
Báo cáo lưu ý: "Nhiều cửa hàng không thể đối phó với tốc độ tăng giá nguyên liệu. Ngay cả những cửa hàng đã tăng giá để bù đắp chi phí cũng đang phải đối mặt với lượng khách hàng giảm, dẫn đến đóng cửa và phá sản".
Trong bối cảnh sức ép chi phí ngày càng nghiêm trọng, Teikoku Databank dự báo số cửa hàng mì ramen phá sản sẽ vượt hơn 100 trong năm 2024.
Vào thời xưa, người dân Nhật Bản không có thói quen ăn thịt lợn. Món ramen được ninh từ xương lợn và ăn kèm những miếng thịt lợn to bản vốn xa lạ với họ. Tuy nhiên theo những biến động của thời cuộc, người dân Nhật Bản dần chấp nhận món mì nước ramen như một phần của nền ẩm thực đa dạng.
Mì ramen du nhập vào Việt Nam lần đầu là ở những quán bán đồ ăn Nhật cho dân Nhật Bản tại Việt Nam. Hầu như thực đơn tiệm ăn nào cũng có bán các món ramen cơ bản như: shio ramen (ramen muối), shoyu ramen (ramen nước tương đậu nành) hay miso ramen (ramen tương đậu nành miso)… hay một số tiệm đa dạng hơn sẽ có cả curry ramen (ramen cà ri) hay tan tan ramen (ramen cay) theo các phong cách riêng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận