23/04/2019 14:02 GMT+7

Các quan niệm sai lầm phổ biến về chế phẩm bổ sung

Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng
Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng

Mọi người thường mắc sai lầm khi cho rằng vì các chất bổ sung được bán khắp mọi nơi nên chúng hoàn toàn an toàn khi sử dụng, ngay cả ở liều cao.

Các quan niệm sai lầm phổ biến về chế phẩm bổ sung - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: miosuperhealth.com

Liều dùng cao: Quan niệm sai lầm về 'càng nhiều càng tốt'

Nhiều người thắc mắc tại sao chế phẩm bổ sung như vitamin, thảo dược và thực vật được bán không cần toa thuốc của bác sĩ, trong khi các loại thuốc (hoặc thuốc an thần) được quy định và kiểm soát một cách chặt chẽ. Mọi người thường mắc sai lầm khi cho rằng vì các chất bổ sung được bán khắp mọi nơi nên chúng hoàn toàn an toàn khi sử dụng, ngay cả ở liều cao.

Trong những năm 1990 đã có một trào lưu sử dụng liều cao các chất chống oxy hoá như vitamin C, beta carotene và vitamin E. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng hàm lượng vitamin C cao có thể ngăn chặn hoặc chữa cảm lạnh, nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng điều này là đúng. Thậm chí ngày nay, bạn có thể nghe các khuyến cáo về những lợi ích khác của việc sử dụng liều lượng lớn một vài loại vitamin. Nhưng sử dụng liều lượng lớn vitamin để chống lại bệnh tật ở người thì cho đến nay vẫn chưa có các bằng chứng khoa học.

Trong thực tế, sử dụng lượng lớn một số vitamin và khoáng chất đã được chứng minh là nguy hiểm và thậm chí độc hại. Ví dụ, quá nhiều vitamin C có thể cản trở khả năng cơ thể để hấp thụ đồng - một kim loại cần thiết cho cơ thể. Quá nhiều hợp chất phốt-pho có thể ức chế khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Cơ thể không thể đào thải lượng lớn vitamin A, D và K và chúng có thể gây độc khi hấp thu quá nhiều.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi dùng liều cao bất kỳ loại vitamin, khoáng chất hoặc các chất bổ sung khác. Ngay cả khi liều lượng vitamin chưa đủ cao để gây ra những triệu chứng ngộ độc thì chúng cũng có thể gây tác động xấu đến sức khỏe nói chung. Ví dụ, một số nghiên cứu lớn đã phát hiện ra rằng, trung bình, người uống chất bổ sung vitamin E sống không lâu hơn những người không sử dụng. Một số thậm chí chết sớm hơn, nguyên nhân là bệnh suy tim.

Quan niệm sai lầm: 'Tự nhiên là an toàn' và 'tự nhiên là tốt'

Trong thế giới ngày nay, bạn sẽ không nhận được nhiều sự ủng hộ cho ý tưởng rằng một chất nhân tạo hoặc tinh chế là tốt hơn hay an toàn hơn một chất chưa tinh chế hoặc ở trạng thái tự nhiên của nó. Nhưng những chất bổ sung, tự xưng là "hoàn toàn tự nhiên" không phải luôn luôn tốt hơn hay an toàn hơn so với các chất tinh chế hay sản xuất công nghiệp khác.

Hãy nhớ rằng một số chất độc hại nhất trên thế giới xảy ra một cách tự nhiên. Nấm độc là một ví dụ, nấm thì hoàn toàn tự nhiên nhưng không an toàn hoặc hữu ích cho con người. Nhiều loài thực vật trong tự nhiên rất độc hại hoặc gây chết người nếu ăn vào trong cơ thể.

Các chất bổ sung từ thực vật (như tỏi, gừng, cây lá quạt, cây cúc dại và những cây khác) được làm từ nguyên liệu thực vật, rất nhiều trong số đó được bán như sản phẩm 'thiên nhiên'. Nhưng thực vật được tạo thành từ nhiều hợp chất hóa học. Một số các chất hóa học này có thể hữu ích trong khi những chất khác đều có thể gây độc hoặc gây dị ứng ở người. Chất bổ sung nguồn gốc thực vật được bán trên thị trường được quảng cáo 'hoàn toàn tự nhiên' không phải lúc nào cũng tốt, vì chúng có thể không được tinh chế để loại bỏ hóa chất có thể gây hại.

Chế phẩm bổ sung từ thực vật có thể chứa bất kỳ hoặc tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, cành, hoa, lá, phấn hoa và các loại dịch ép. Các bộ phận khác nhau của cây có thể có tác dụng khác nhau đối với con người. Ví dụ, rễ bồ công anh là thuốc nhuận tràng (nó làm tăng nhu động ruột), trong khi lá bồ công anh chứa một chất lợi tiểu. Nếu bạn quyết định sử dụng một chế phẩm bổ sung từ thực vật, hãy chắc chắn rằng bạn biết chế phẩm đó chứa những bộ phận nào của cây. Nếu bạn không chắc chắn, hãy liên hệ với đơn vị sản xuất và yêu cầu họ cung cấp thông tin của các chế phẩm bổ sung đó.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng tính an toàn và liều dùng có liên quan với nhau. Lá hoặc rễ của nhiều loài thực vật có thể được sử dụng một cách an toàn trong một lượng nhỏ dưới dạng thảo dược. Nhưng khi chúng được chiết xuất và cô đặc để bán dưới dạng lỏng hoặc dạng viên thì hàm lượng các chất từ lá và rễ cây đó sẽ lớn hơn rất nhiều và có thể không còn an toàn nữa.

Quan niệm sai lầm: 'Nó được sử dụng hàng ngàn năm, cho nên nó phải có công dụng'

Dẫu biết rằng một chất bổ sung từ thực vật đã được sử dụng trong dân gian hay y học cổ truyền hàng ngàn năm và nó hữu ích, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào nói rằng nó an toàn. Nếu với số lượng nhỏ các loại thực vật đó có tác dụng phụ gây đau hoặc đe dọa tính mạng ngay lập tức thì khả năng là nó đã không được sử dụng trong y học dân gian hoặc y học cổ truyền. Nhưng y học cổ truyền hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm trước đã không có những phương pháp khoa học để phát hiện tác dụng phụ lâu dài của các loại thảo dược này. Vì vậy, nếu một loại thực vật dường như có tác dụng trong thời gian ngắn nhưng thực sự chúng có khả năng gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính (như ung thư, suy tim hoặc suy thận) sau nhiều năm sử dụng thì những tác dụng phụ này đã không được phát hiện trong y học cổ truyền. Ngoài ra, nếu tình trạng của bệnh nhân có trở nên xấu đi sau khi sử dụng một loại thảo dược nào đó thì người ta lại không cho rằng nó có liên quan đến các loại thảo dược đó hoặc phương pháp điều trị. Ngày xưa, cái chết không phải điều gì lạ, mọi người ở mọi lứa tuổi qua đời vì bệnh tật mà ngày nay những bệnh đó có thể được phòng ngừa, điều trị, hoặc chữa khỏi. Cuối cùng, trong một số hệ thống y học truyền thống, các loại thảo mộc được dùng để gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Các tác dụng này có thể được coi là tốt vào thời điểm đó, mặc dù cuối cùng, kết quả trong thời gian dài thì không tốt.

Điều đó cũng hữu ích để tìm hiểu xem một loại thực vật đang được sử dụng ngày nay đã được sử dụng như nó đã được dùng từ lâu đời. Ví dụ, trà được chế biến từ một loại thực vật nào đó có thể đã được sử dụng một cách an toàn trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị những cơn hen suyễn, điều này được đưa ra bởi một thầy thuốc có kinh nghiệm. Mặt khác, hàng ngày sử dụng liều lượng cao thuốc được cô đặc mà không có sự giám sát của chuyên gia có thể là không an toàn.

Khi bạn xem xét sử dụng phương pháp điều trị bệnh truyền thống, hãy nhớ rằng hầu hết các loại thảo mộc, thực vật, và các phương pháp khác đã được sử dụng trong các hệ thống y học cổ truyền chỉ để làm giảm các triệu chứng hoặc làm cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Điều này rất có ích cho những người có khả năng phục hồi nhanh. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng nếu các bệnh nghiệm trọng thì tử vong là điều có thể xảy ra. Đó là điều chắc chắn để nói rằng khoa học và công nghệ hiện nay đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh so với những thế kỷ trước. Bây giờ, hầu hết những người mà gia đình của họ đã từng sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng y học truyền thống lại thích dùng y học hiện đại hơn, nếu phương pháp điều trị đó đã được chứng minh là có hiệu quả.

Quan niệm sai lầm: 'Nó không thể gây hại nếu uống các chất bổ sung cùng với các loại thuốc thông thường'

Nhiều người cho rằng các chất bổ sung luôn luôn an toàn nếu dùng kèm với các thuốc được kê toa. Điều này không đúng. Ví dụ, một loại chất bổ sung có nguồn gốc thực vật nhất định có thể làm ngăn chặn hoặc tăng tốc độ hấp thu của cơ thể đối với một số loại thuốc theo toa. Điều này có thể làm cho người ấy hấp thu quá nhiều hoặc quá ít lượng thuốc được quy định trong máu. Hầu hết các công ty dược phẩm và các nhà sản xuất chất bổ sung từ thảo dược không nghiên cứu khả năng tương tác thuốc có thể có, vì vậy những rủi ro của việc dùng chất bổ sung với các thuốc khác vẫn còn là một ẩn số.

Hãy trao đổi với những chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về bất kỳ các chất bổ sung bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho biết về bất kỳ tương tác của các loại thuốc bạn có thể sử dụng. Hãy nhớ rằng các tương tác giữa các loại thuốc và các chất bổ sung mới còn chưa được biết đến.

Quan niệm sai lầm: 'Cục FDA sẽ không cho phép những công bố vô căn cứ' và 'nếu sản phẩm đó có nguy cơ gây hại họ sẽ không cho phép lưu hành'

Do các chất bổ sung dinh dưỡng được thay đổi liên tục, FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - Food and Drug Administration) không thể kiểm tra tất cả các công bố về chế phẩm bổ sung. Và do đó, tính an toàn còn tùy thuộc vào nhà sản xuất. FDA được phép can thiệp vào chỉ khi họ biết về một sự cố nào đó.


Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp