16/01/2024 09:03 GMT+7

Các quân đội hùng mạnh chạy đua chống drone

Sự gia tăng của các cuộc chiến bằng máy bay không người lái (drone) ở Ukraine, Israel - Gaza và mới đây là Yemen đặt ra một nhu cầu cấp thiết, đó là nghiên cứu chống tấn công khủng bố bằng drone.

Drone của lữ đoàn al-Qassam, nhánh quân sự của Hamas - Ảnh: HAMAS

Drone của lữ đoàn al-Qassam, nhánh quân sự của Hamas - Ảnh: HAMAS

Khi chiến sự Israel - Hamas bắt đầu vào ngày 7-10-2023, Israel đã nâng cấp hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) - có thể đánh chặn tên lửa tầm ngắn đang lao tới - để phát hiện drone cỡ lớn nhưng nhiều drone của Hamas vẫn có thể lọt qua.

Nhu cầu cấp bách

Quân đội các nước đã sử dụng drone trong nhiều cuộc xung đột trong hơn hai thập niên. Bản thân Israel tự hào là một trong những nước sở hữu đội quân drone lớn nhất ở Trung Đông.

Tuy nhiên, thế giới thay đổi không ngừng. Ngày nay chỉ cần một đội drone giá rẻ được rao bán trực tuyến với giá 6.500 USD của Hamas đã có thể làm hàng rào phòng thủ trị giá hơn 1 tỉ USD của Israel gặp khốn đốn.

Drone giá rẻ có thể mua được ở bất cứ đâu nhưng được trang bị "tận răng" từ chất nổ và có thể vô hiệu hóa camera, hệ thống thông tin liên lạc cũng như súng điều khiển từ xa đã khiến Israel thiệt hại nặng.

Gần đó, phiến quân Houthi ở Yemen đã sử dụng nhiều drone để nhắm mục tiêu vào các tàu vận chuyển trên Biển Đỏ. Và trong hai năm qua, Nga và Ukraine đã lần lượt tiến hành các cuộc tấn công hàng loạt bằng drone nhằm vào nhau, lên tới hàng chục chiếc trong mỗi đợt tấn công.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời giám đốc điều hành Heven Drones Bentzion Levinson, công ty cung cấp drone cho quân đội Israel, cho biết cuộc chiến với Hamas là lời cảnh tỉnh đối với các quân đội hàng đầu về tiềm năng không ngờ của loại vũ khí bé nhỏ này.

Trong bối cảnh hiện nay, ông Jamey Jacob - giáo sư kỹ thuật tại Đại học bang Oklahoma - nhận định rằng việc nước Mỹ không xảy ra bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào từ drone là một điều bất ngờ và may mắn.

Thực tế, phần lớn kiến trúc an ninh được xây dựng ở Mỹ trong 30 năm qua được thiết kế xoay quanh việc ngăn chặn các vụ cướp máy bay như vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 hoặc đánh bom xe tải như vụ tấn công năm 1995 vào tòa nhà liên bang thành phố Oklahoma.

Trong khi đó, từ trước khi các trận chiến drone nổ ra ở Ukraine, Gaza hay Yemen, Đài ABC dẫn nguồn tin tình báo cho hay đã có ít nhất một âm mưu tấn công bằng drone ở Mỹ.

Cụ thể, vào tháng 7-2020, kẻ bí ẩn đã điều khiển một chiếc drone bay qua trạm biến áp ở bang Pennsylvania với mục đích làm chập mạch lưới điện. Nỗ lực này không thành công và không ai bị buộc tội, nhưng kể từ đó Washington đã tăng cường chuẩn bị chống drone.

Tăng cường phòng thủ

Vào năm 2022, Nhà Trắng đã đưa ra kế hoạch chống lại các mối đe dọa từ drone trong nước, bao gồm việc tạo cơ sở dữ liệu để theo dõi các sự cố, thành lập một trung tâm đào tạo chống drone và đề xuất mở rộng thẩm quyền pháp lý để cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang và địa phương - hoặc thậm chí là những người vận hành nhà máy điện - cũng được phép bắn hạ drone trong một số trường hợp nhất định.

Nhưng nguồn lực liên bang chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ trước drone. Tháng trước, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin mặc dù Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) nhận được hàng ngàn yêu cầu mỗi năm từ các nhà tổ chức sự kiện, đề nghị được bảo vệ trước drone nhưng DHS chỉ có thể đáp ứng vài chục yêu cầu.

Tờ WSJ cũng cho biết Cục Điều tra liên bang (FBI) chỉ có ba đặc vụ chuyên phụ trách drone.

Trả lời Đài NBC, FBI không cho biết họ có bao nhiêu đặc vụ đang phụ trách các mối đe dọa từ drone, chỉ biết rằng FBI có "một đội ngũ đặc vụ giàu kinh nghiệm tại trụ sở chính và các nhân viên chuyên nghiệp chuyên trách" để chống lại các mối đe dọa từ drone.

Các đặc vụ này hợp tác chặt chẽ với các văn phòng địa phương của FBI và các cơ quan chính phủ khác "để đảm bảo Chính phủ Mỹ duy trì hiệu quả khả năng phòng thủ trước drone".

Ông Bryan Stern, cựu hải quân SEAL và hiện là cố vấn an ninh, cho biết hệ thống phòng thủ drone trong nước sẽ khác rất nhiều so với các hệ thống mà quân đội Mỹ đang mua để bảo vệ lực lượng vũ trang khỏi các cuộc tấn công.

Quân đội Mỹ đang sử dụng hệ thống của Anduril Industries, có tên là Roadrunner, thực chất là một máy bay chiến đấu tự động cỡ nhỏ.

Theo các chuyên gia, việc đặt hệ thống phòng thủ drone ở mọi sân vận động thể thao, địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc, tòa nhà chính phủ, nhà máy điện và các địa điểm nhạy cảm khác có tồn tại nhược điểm. Chẳng hạn việc sử dụng thiết bị gây nhiễu tần số drone ở những địa điểm công cộng có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến trên một khu vực rộng lớn.

Nghiên cứu hệ thống chống drone

Theo Đài NBC, hiện nay có hàng chục công ty công nghệ đang nghiên cứu làm ra hệ thống để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng drone, từ các nhà thầu quốc phòng lớn như Raytheon và Lockheed Martin cho đến các công ty khởi nghiệp công nghệ sản xuất "thiết bị giả mạo GPS" để đánh lừa khả năng xác định vị trí của drone.

Các chuyên gia cho biết một số biện pháp đối phó với drone, hay ít nhất là để phát hiện chúng, đã được triển khai tại các sân bay ở châu Âu. Cục Hàng không liên bang Mỹ cũng đã thử nghiệm các hệ thống tại các sân bay trong nước.

Drone tự chế xuất hiện trong giao tranh ở MyanmarDrone tự chế xuất hiện trong giao tranh ở Myanmar

Thiết bị thương mại, sáng tạo kỹ thuật và sự trợ giúp từ các diễn đàn online đang giúp lực lượng nổi dậy Myanmar chế tạo máy bay không người lái (drone) để chống lại chính quyền quân sự.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp