27/04/2023 17:21 GMT+7

Các 'ông lớn' dịch vụ mặt đất đua thầu sân bay Long Thành

Đã có ba "ông lớn" dịch vụ mặt đất tại Việt Nam lọt vào vòng đấu thầu phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đó là công ty SAGS, VIAGS và HGS. Dù sân bay Long Thành trễ hẹn năm 2025 nhưng cuộc chạy đua các gói thầu dịch vụ đang rất gấp rút.

Các ông lớn dịch vụ mặt đất đua thầu sân bay Long Thành - Ảnh 1.

Một trong những dịch vụ của công ty mặt đất như cung cấp xe buýt chở khách ở trong sân đỗ - Ảnh: CÔNG TRUNG

Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam đã chốt được ba đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ mặt đất ở Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), Công ty Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) và Công ty Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS). 

Đây là thông tin được SAGS cho biết tại phiên thảo luận với cổ đông tại đại hội cổ đông thường niên 2023 của công ty diễn ra ở TP.HCM ngày 27-4.

Vấn đề cổ đông quan tâm đến mục tiêu dài hạn trong thời gian tới với các công ty dịch vụ mặt đất là "miếng bánh" ở sân bay Long Thành. Các dịch vụ mặt đất sân bay bao gồm check-in, xe buýt trong sân đỗ, chất xếp hành lý, dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, phụ tùng, thiết bị hàng không, dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất...

Theo lãnh đạo SAGS, công ty đã đặt mục tiêu thắng thầu dịch vụ mặt đất tại sân bay Long Thành. Dù dự án sân bay Long Thành bị chậm trễ so với tiến độ ban đầu nhưng các doanh nghiệp vẫn chuẩn bị đủ các nguồn lực, sẵn sàng triển khai nhanh chóng phục vụ khi sân bay đưa vào hoạt động giai đoạn 1.

Ba "ông lớn" trong ngành dịch vụ mặt đất ở sân bay đều có những thế mạnh riêng về tài chính và kinh nghiệm phục vụ. 

SAGS là doanh nghiệp có năng lực về tài chính và kinh nghiệm phục vụ 50 hãng bay quốc tế và ba hãng bay quốc nội. Cổ đông lớn của SAGS là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - chủ đầu tư sân bay Long Thành. 

Không kém cạnh, VIAGS là công ty thuộc Vietnam Airlines. Còn HGS là doanh nghiệp dịch vụ mặt đất phục vụ chủ yếu ở sân bay Nội Bài.

Dịch vụ mặt đất là lĩnh vực có biên lợi nhuận tốt, các doanh nghiệp thường xuyên có lãi. Chẳng hạn, SAGS trong năm 2022 đạt doanh thu hợp nhất 1.015 tỉ đồng, vượt 27,8% kế hoạch năm 2022 (795 tỉ đồng). 

Với tín hiệu phục hồi mạnh thị trường hàng không nội địa và quốc tế, năm 2023 công ty đã đặt mục tiêu doanh thu lên đến 1.280 tỉ đồng, tăng 29% so với năm ngoái, kỳ vọng lợi nhuận sau thuế 205 tỉ đồng. 

Nhiều hãng bay quốc tế trở lại

Với thị trường trọng điểm Trung Quốc mở cửa từ ngày 15-3, nhiều hãng bay quốc tế đã tăng tần suất, mở chuyến bay đến Việt Nam. Chẳng hạn Hãng Xiamen Airlines và Sichuan Airlines đã chính thức mở lại đường bay thương mại thường lệ đến Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp mặt đất còn "bội thu" các hợp đồng mới khi hãng quốc tế trở lại như Air Premia, Fly Gangwon, Kalitta Air, Bhutan Airlines...

Hãng bay Trung Quốc tăng tần suất đến Việt NamHãng bay Trung Quốc tăng tần suất đến Việt Nam

Thông tin Trung Quốc chưa chọn Việt Nam là một trong 20 điểm đến để đưa khách đi tour, các hãng bay cho biết không lo lắng khi tần suất bay giữa hai nước đang dần "ấm lên". Nhiều hãng bay Trung Quốc muốn tăng tần suất đến Việt Nam ngay tháng 3-2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp